Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : CHUYÊN BẾN TREƯu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng cônsixin để lưỡng bội hoá là:
A Tạo ra cây đồng nhất về kiểu gen nên ưu thế cao.
B Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về nhiều gen quí.
C Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.
D Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
- Câu 2 : Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó, lợn Đại Bạch ở 6 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên điều gì?
A Kiểu gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của giống.
B Vai trò quan trọng của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.
C Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.
D Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.
- Câu 3 : Trong phép lai phân tích điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen?
A Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
B Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.
C Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.
D Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.
- Câu 4 : Các alen của một gen phải có các đặc tính là
A giống nhau hoàn toàn về cấu trúc và vị trí trên NST.
B khác lôcut, có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.
C cùng lôcut, có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.
D cùng lôcut nhưng cùng quy định một tính trạng.
- Câu 5 : Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng với quan điểm của di truyền học hiện đại?
A CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.
B CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các cá thể khác nhau trong quần thể.
C CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
- Câu 6 : Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến1. Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng cônxixin.6. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST.Có bao nhiêu ý đúng?
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 7 : So sánh về quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, người ta rút ra một số nhận xét.1. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra trên nhiều chạc ba sao chép (chạc chữ Y), còn sinh vật nhân sơ diễn ra trên một chạc ba sao chép.2. Ở sinh vật nhân thực, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.3. Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều theo chiều 5’- 3’ .4. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.5. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian, sự sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở trong tế bào chất, tại pha S của kỳ trung gian.Hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 8 : Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
A Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
B Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
- Câu 9 : Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm
A Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.
B Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.
C Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.
D Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.
- Câu 10 : Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A 1x
B 0,5x
C 4x
D 2x
- Câu 11 : Hiện tượng di truyền liên kết có những vai trò nào sau đây?1. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.3. Sử dụng để lập bản đồ di truyền . 4. Đảm bảo di truyền bền vững của nhóm gen liên kết.5. Tạo điều kiện cho các tính trạng tốt ứng với các gen trong nhóm liên kết đi kèm với nhau.6. Làm thay đổi cấu trúc NST về số lượng, thành phần các nhóm gen liên kết.Phương án đúng là:
A 1,2,3.
B 4,5
C 1,2,3,4,5
D 1,2,3,4,5,6.
- Câu 12 : Câu 1. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:(1) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (4) AaaaBBBb x AAaaBbbb.(5) AaaaBBbb x AaBb. (6) AaaaBBbb x aabb.Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A 1 phép lai.
B 2 phép lai.
C 3 phép lai.
D 4 phép lai.
- Câu 13 : Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 25 NST, một số tế bào có 23 NST, các tế bào còn lại có 24 NST. Đây là dạng đột biến
A Đột biến đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ
B Lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.
C Đa bội chẵn, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.
D Lệch bội, được phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.
- Câu 14 : Những phương pháp nào sau đây luôn tạo ra được dòng thuần chủng?1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.3. Cho hai cá thể không thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội, kết hợp với chọn lọc.4. Cônsixin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.Phương án đúng:
A 1, 2, 4
B 1, 2, 3.
C 1, 3, 4
D 2, 3, 4.
- Câu 15 : Những sinh vật rộng nhiệt nhất thường phân bố ở đâu?
A Trong tầng nước sâu
B Trên mặt đất vùng ôn đới.
C Trên mặt đất vùng xích đạo.
D Vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Câu 16 : Nghiên cứu 4 loài sinh vật thuộc một chuỗi thức ăn trong một quần xã, người ta thu được số liệu như sau:Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3 lần lượt là:
A 2,5%; 7,2%; 8,4%.
B 2,5%; 8,4%; 3,6%.
C 1,25%; 3,6%; 8,4%
D 0,25%; 8,4%; 2,14%
- Câu 17 : Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân, thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn, dài) x (kép, ngắn). F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ thu được F2. Cho các nhận kết luận sau:(1) F1 dị hợp tử đều về 2 cặp gen.(2) F2 có kiểu gen chiếm tỉ lệ 8%.(3) F2 tỷ lệ đơn, dài dị hợp tử là 50%.(4) F2 gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, dài: 9% đơn, ngắn : 9% kép, dài: 16% kép, ngắn.(5) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 66%.(6) Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 20% cây kép, ngắn.(7) Số kiểu gen ở F2 bằng 9.Số kết luận đúng:
A 3
B 5
C 6
D 4
- Câu 18 : Để kiểm tra khả năng mắc các hội chứng di truyền liên quan đến các đột biến NST ở các bào thai, người ta dùng phương pháp nghiên cứu nào sau đây?
A Phân tích hóa sinh dịch nước ối.
B Nghiên cứu tế bào học.
C Nghiên cứu di truyền phả hệ
D Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
- Câu 19 : Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là
A Thể thực khuẩn và plasmit.
B Thể thực khuẩn và virut.
C Plasmit và vi khuẩn
D Vi khuẩn và virut
- Câu 20 : Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?
A Nhân đôi ADN
B Sinh tổng hợp protein trong tế bào chất.
C Sinh sản của tế bào.
D Dịch mã trong nhân tế bào.
- Câu 21 : Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,1aa : 0,5Aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là:
A 16,67%
B 12,25%
C 25,33%
D 15.20%
- Câu 22 : Xác định chỉ số thông minh theo phương pháp thông thường theo công thức:
A Tổng trung bình của điểm số các bài khảo sát ứng với mỗi lứa tuổi.
B Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100
C Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.
D Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn nhân với tổng trung bình các lời giải được thống kê theo tuổi sinh học và nhân với 100.
- Câu 23 : Ba tế bào sinh trứng của động vật có kiểu gen AaBbDdEE qua giảm phân bình thường có thể tạo nhiều nhất bao nhiêu kiểu trứng?
A 3
B 6
C 8
D 12
- Câu 24 : Một gen có 2 alen A và a, người ta thấy trong quần thể có 5 kiểu hình và 5 kiểu gen bình thường khác nhau chứa 2 alen nói trên . Tính trạng do gen này qui định tuân theo qui luật di truyền nào?
A Gen trên NST thường và theo qui luật phân li của Menđen
B Gen trong tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ
C Gen trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y và di truyền trội không hoàn toàn.
D Gen trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y và di truyền trội hoàn toàn.
- Câu 25 : Ở người gen a nằm trên NST thường gây bệnh bạch tạng, gen A quy định người bình thường, quần thể đã cân bằng di truyền. Biết tần số alen a trong quần thể là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng bình thường, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 1 đứa con bị bệnh là:
A 0,0422.
B 0,0106.
C 0,0876
D 0,3570
- Câu 26 : Gen D có khối lượng phân tử 72.104 đvC và có 2826 liên kết hiđrô. Một đột biến xảy ra làm gen D biến thành gen d. Khi cặp gen Dd đồng thời nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào cung cấp tổng số 33586 nu tự do trong đó số nu loại A cung cấp nhiều hơn G là 4865 nucleotit. Đột biến trên thuộc dạng
A Mất 1 cặp A-T
B Mất 1 cặp G-X.
C Thêm 1 cặp G-X
D Thay 1 cặp A-T thành 1 căp G-X.
- Câu 27 : Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, ở quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả?
A Quần thể thực vật tự thụ.
B Quần thể thực vật giao phấn
C Quần thể vi khuẩn
D Quần thể động vật.
- Câu 28 : Trong sự hình thành chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?
A Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời
B Hoạt động của núi lửa
C Năng lượng sinh học
D Sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
- Câu 29 : Trong các nhận định sau:1. Cạnh tranh là động lực tiến hóa.2. Cạnh tranh làm giảm đa dạng sinh học, do làm chết nhiều loài.3. Mối quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra đối với những loài khác nhau, không có sự cạnh tranh cùng loài.4. Cạnh tranh là hiện tượng hiếm gặp, do sinh vật luôn có tính quần tụ.Số nhận định không đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 30 : Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về
A Ổ sinh thái của loài
B Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.
C Kích thước của môi trường sống
D Kích thước quần thể.
- Câu 31 : Nếu ở một cá thể có trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này là , khoảng cách A và B = 0,3cM , B và D= 0,2cM. Cho biết hệ số trùng hợp là 0,7. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các loại giao tử tạo thành là:
A AbD = aBd =0,021; aBD = Abd =0,129; ABd= abD = 0,079; ABD = abd = 0,271.
B AbD = aBd =0,129; aBD = Abd =0,021; ABd= abD = 0,079; ABD = abd = 0,271
C AbD = aBd =0,129; aBD = Abd =0,021; ABd= abD = 0,271; ABD = abd = 0,079.
D AbD = aBd =0,271; aBD = Abd =0,129; ABd= abD = 0,079; ABD = abd = 0,129.
- Câu 32 : Gen I có 3 alen, gen II có 4 alen , gen III có 5 alen. Biết gen I và II nằm trên X không có alen trên Y và gen III nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể
A 154
B 184
C 138
D 214
- Câu 33 : Phép lai P: AaBbDdEehh x AaBBDdeeHh. Quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường, theo lí thuyết cây có kiểu gen mang 6 gen trội và 4 gen lặn chiếm tỉ lệ là:
A 16,41%
B 24,62%
C 49,23%
D 10,94%.
- Câu 34 : Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.(4) Các loài ruồi giấm khác nhau không giao phối với nhau do có tập tính sinh sản khác nhau.Phương án đúng là:
A (1) và (4).
B (2) và (3).
C (2) và (4).
D (1) và (3).
- Câu 35 : Loài nào biến động số lượng theo chu kì ngày đêm?
A Muỗi, ếch nhái.
B Tảo đơn bào ở trong nước
C Rươi sống ven biển Bắc Bộ.
D Cá cơm ở biển Peru.
- Câu 36 : Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên :
A
B
C
D
- Câu 37 : Khu sinh học có độ đa dạng lớn nhất là
A Đồng rêu đới lạnh.
B Rừng lá rộng ôn đới
C Rừng Taiga
D Rừng mưa nhiệt đới.
- Câu 38 : Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 56,25% cây hoa đỏ, 43,75% cây hoa trắng. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây hoa đỏ F1 với nhau. Về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen thu được ở F2 là bao nhiêu?
A 1,23%
B 19,75%
C 45,5%
D 79,01%
- Câu 39 : Ở chuột, gen B qui định đuôi ngắn cong, gen b qui định đuôi bình thường, gen S qui định thân có sọc sẫm, gen s qui định màu thân bình thường, các gen này liên kết trên NST giới tính X, một số chuột đực chứa cả hai gen lặn b và s bị chết ở giai đoạn phôi.Cho chuột cái P có kiểu gen XBS Xbs lai với chuột đực có kiểu gen XBSY thu được F1 có 203 chuột đuôi ngắn cong, thân có sọc sẫm; 53 chuột có kiểu hình bình thường; 7 chuột đuôi bình thường, thân có sọc sẫm và 7 chuột đuôi ngắn cong, màu thân bình thường Xác định tần số hoán vị gen xảy ra ở chuột cái P là:
A 5,2%.
B 10%
C 12%.
D 20%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen