Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (Có lời...
- Câu 1 : Vua Nam Hán đã có hành động gì khi được tin quân Hán bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoàng Tháo bị giết?
A Đem quân tấn công quyết giành chiến thắng.
B Hạ lệnh rút quân về nước.
C Cầu hòa mong rút quân về nước an toàn.
D Tự vẫn ngay tại cửa sông Bạch Đằng.
- Câu 2 : Khi sang xâm lược nước ta, vua Nam Hán đóng quân ở đâu để sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo?
A Hải Môn (Quảng Tây – Trung Quốc).
B Đại La (Tống Bình – Hà Nội).
C Cửa biển Bạch Đằng.
D Thành Thăng Long (Hà Nội).
- Câu 3 : Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”
A Tiền Ngô Vương ……. của nước Việt ta ……… người phương Bắc.
B Ngô Quyền ………của mình………quân Hán.
C Quân giặc …………chưa được bao lâu……. quân ta.
D Dương Đình Nghệ ………của nước ta………người Trung Quốc.
- Câu 4 : Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?
A Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
B Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù.
C Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.
D Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.
- Câu 5 : Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán?
A Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền.
B Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền.
C Kiều Công Tiễn muốn giảng hoà với nhà Nam Hán.
D Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ.
- Câu 6 : Tại sao quân Nam Hán tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai?
A Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
B Quân Nam Hán thất bại trong trận Bạch Đằng.
C Đề phòng sự phản bội của Kiều Công Tiễn.
D Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Câu 7 : Tại sao sử cũ gọi thời kì từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?
A Học hỏi văn hóa của người phương Bắc.
B Liên tiếp chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.
C Suốt thời gian dài chịu ách thống trị của nhà Hán.
D Kinh tế, văn hóa Việt Nam có nhiều biến đổi.
- Câu 8 : Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?
A Do sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.
B Do hai bên bờ sông là rừng thuận lợi cho đặt phục binh.
C Do sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.
D Do đây là con đường thủy thuận lợi nhất quân Nam Hán sẽ đi qua.
- Câu 9 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?
A Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
B Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài.
C Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau.
D Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai?
A Huy động sức mạnh toàn dân chuẩn bị kháng chiến.
B Đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo.
C Tận dụng vị trí và địa thế sông Bạch Đằng để đánh giặc.
D Đưa ra kế hoạch “vườn không nhà trống” để đánh giặc.
- Câu 11 : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?
A Tiêu diệt nội phản.
B Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch.
C Dựa vào địa hình địa vật để đề ra đường lối đấu tranh.
D Thực hiện kế vườn không nhà trống.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta