Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á Tiết 1 (Có lời...
- Câu 1 : (bài 6)Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên.
B 10 thế kỉ đầu trước Công nguyên.
C Từ thế IX đến thế kỉ X.
D Từ thế kỉ IV đến thế kỉ XV.
- Câu 2 : Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?
A Vàng.
B Nhôm.
C Sắt.
D Đồng thau.
- Câu 3 : Hai mùa tương đối rõ rệt của Đông Nam Á là
A Mùa mưa và mùa nắng.
B Mùa mát và mùa nóng.
C Mùa đông và mùa hè.
D Mùa khô và mùa mưa.
- Câu 4 : In-đô-nê-xi-a được thống nhất dưới vương triều nào?
A Vương triều Xu-ma-tơ-ra.
B Vương triều Mô-giô-pa-hit.
C Vương triều Lan Xang.
D Vương triều Gia-va.
- Câu 5 : Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A Mi-an-ma.
B Ma-lay-xi-a.
C Thái Lan.
D Cam-pu-chia.
- Câu 6 : Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.
B Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.
C Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
D Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.
- Câu 7 : Nhờ ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây rau, củ, quả?
A Khí hậu ôn hòa.
B Gió mùa kèm theo mưa.
C Mùa mưa ẩm và lạnh.
D Nhiệt đới ôn hòa.
- Câu 8 : Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã tác động như thế nào đến sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á?
A Hình thành nên hai vương quốc mới là Pa-gan và Chăm-pa.
B Hình thành nên hai vương quốc mới là Su-khô-thay và Lan Xang.
C Hình thành nên hai vương quốc mới là Đại Việt và Chăm-pa.
D Hình thành nên hai vương quốc mới là Mô-giô-pa-hít và Gia-va.
- Câu 9 : Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì?
A Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.
B Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.
C Có nhiều đền, chùa đẹp.
D Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo.
- Câu 10 : Bên cạnh những thuận lợi, gió mùa tạo nên khó khăn gì cho khu vực Đông Nam Á?
A Sự xâm lược của phương Tây.
B Dịch bệnh hại cây trồng.
C Nhiều thiên tai: bão lụt, hạn hán.
D Sự phát triển nông nghiệp không đồng đều.
- Câu 11 : Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất tình hình các nước Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XVIII?
A Bước vào thời kì suy yếu cho tới khi trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
B Phát triển thịnh vượng rồi bị suy yếu dần.
C Một số nước nhỏ suy yếu, nhưng Thái Lan, Campuchia phát triển mạnh.
D Bước vào thời kì suy yếu sau đó phát triển thịnh vượng hơn trước.
- Câu 12 : Ý nào sau đây phản ánh không đúng điều kiện hình thành nên các quốc gia Đông Nam Á?
A Ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố gió mùa.
B Cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt từ những thế kỉ đầu Công nguyên.
C Làn sóng xâm lăng của quân Mông – Nguyên.
D Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Câu 13 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì?
A Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực.
B Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời.
C Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
D Sự xâm lược của các nước phương Tây.
- Câu 14 : Những quốc gia cổ nào đã góp phần hình thành nên nước Việt Nam ngày nay?
A Văn Lang, Phù Nam.
B Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam.
C Pa-gan, Cham-pa.
D Phù Nam, Su-kho-thay, Lan Xang.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7