Đề ôn tập về Đông Nam Á môn Địa lí 8 năm 2021
- Câu 1 : Đông Nam Á gồm mấy bộ phận?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 2 : Phần đất liền Đông Nam Á có tên là gì?
A. Bán đảo Ấn Độ
B. Đông Dương
C. Bán đảo Trung Ấn
D. Mã-lai
- Câu 3 : Đông Nam Á là cầu nối của hai châu lục nào?
A. Châu Á và châu Phi.
B. Châu Á và châu Âu.
C. Châu Á và châu Mĩ.
D. Châu Á và Châu Đại Dương.
- Câu 4 : Các dải núi ở bán đảo Trung Ấn có hướng chủ yếu là gì?
A. bắc- nam và tây bắc-đông nam.
B. tây-đông và bắc- nam.
C. tây – đông hoặc gần tây-đông.
D. bắc- nam hoặc gần bắc-nam
- Câu 5 : Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào?
A. Bão tuyết
B. Động đất, núi lửa
C. Lốc xoáy
D. Hạn hán kéo dài
- Câu 6 : Đông Nam Á chịu thiên tai nào?
A. Bão tuyết
B. Hạn hán kéo dài
C. Lốc xoáy
D. Bão nhiệt đới
- Câu 7 : Cảnh quan chủ yếu của Đông Nam Á là gì?
A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
B. Rừng là kim
C. Xavan cây bụi
D. Hoang mạc và bán hoang mạc
- Câu 8 : Các sông lớn nhất của Đông Nam Á là gì?
A. Hồng Hà, Mê Công
B. Mê Công, Xa-lu-en
C. Mê Nam, I-ra-oa-đi
D. Mê Nam, Hồng Hà
- Câu 9 : Phần đất liền của Đông Nam Á gồm những phần nào?
A. Nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ
B. Bán đảo Trung Ấn.
C. Gắn liền với lục địa của châu Á
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 10 : Đảo nào lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới?
A. Xu-ma-tơ-ra
B. Gia-va
C. Ca-li-man-tan
D. Xu-la-vê-di
- Câu 11 : Đông Nam Á là “cầu nối” giữa những khu vực nào?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Châu Á và châu Đại Dương.
C. Tất cả đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 12 : Dựa vào lược đồ hình 14.1, cho biết các dãy núi nào sau đây có hướng bắc nam?
A. Luông Pha-băng.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Các-đa-môn.
D. Đăng-rếch.
- Câu 13 : Quần đảo Mã Lai có khí hậu gì?
A. Xích đạo.
B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Cận nhiệt
D. Cận xích đạo
- Câu 14 : Các sông ở bán đảo Trung Ấn có đặc điểm gì?
A. Sông lớn chảy theo hướng bắc nam.
B. Sông ngắn chế độ nước điều hòa.
C. Các sông đều nằm trong vòng đai Xích đạo.
D. Tất cả đều sai
- Câu 15 : Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua các nước nào sau đây?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Lào, Cam-pu-chia.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 16 : Dựa vào hình 14.2, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, cho biết các địa điểm Pa-đăng và Y-an-gun ở vùng nào?
A. Pa-đăng ở vùng Xích đạo.
B. Y-an-gun ờ vùng nhiệt đới gió mùa.
C. Tất cả đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 17 : Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là gì?
A. Ơ-rô-pê-ô-it
B. Môn-gô-lô-it
C. Ô-xtra-lô-it
D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
- Câu 18 : Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là gì?
A. Cơ cấu trẻ
B. Cơ cấu trung bình
C. Cơ cấu già
D. Cơ cấu ổn định
- Câu 19 : Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
- Câu 20 : Quốc gia có số dân đông nhất khu vực Đông Nam Á là nước nào?
A. Việt Nam
B. In-đô-nê-xi-a
C. Thái Lan
D. Phi-lip-pin
- Câu 21 : Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là nước nào?
A. Thái Lan
B. Cam-pu-chia
C. Việt Nam
D. Lào
- Câu 22 : Đa số người Thái Lan theo tôn giáo nào?
A. Hồi giáo
B. Ki-tô-giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Phật giáo
- Câu 23 : Đa số người In-đô-nê-xi-a theo tôn giáo nào?
A. Hồi giáo
B. Ki-tô-giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Phật giáo
- Câu 24 : Đa số người Việt Nam theo tôn giáo nào?
A. Phật giáo và Hồi giáo
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo
C. Phật giáo và Ki-tô giáo
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo
- Câu 25 : Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ 2, 3 nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam bị đế quốc nào xâm lược?
A. Đế quốc Anh
B. Đế quốc Tây Ban Nha
C. Đế quốc Hà Lan
D. Đế quốc Pháp.
- Câu 26 : Trong khu vực Đông Nam Á quốc gia nào không bị đế quốc xâm lược?
A. Việt Nam
B. In-đô-nê-xi-a
C. Thái Lan
D. Phi-lip-pin
- Câu 27 : Nước nào có diện tích lớn nhất Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Thái Lan
C. Mi- An-ma
D. Ma-lai-xi-a
- Câu 28 : Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á?
A. Bru-nây
B. Lào
C. Đông-Ti-mo
D. Xin-ga-po
- Câu 29 : Tôn giáo ở hầu hết các nước Mi-a-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia là gì?
A. Hồi giáo
B. Ấn Độ giáo
C. Phật giáo
D. Thiên chúa giáo
- Câu 30 : Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì?
A. Nền kinh tế rất phát triển.
B. Kinh tế đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa
C. Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
D. Nền kinh tế phong kiến.
- Câu 31 : Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á?
A. Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
B. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
C. Có nền kinh tế phát triển hiện đại.
D. Các quốc gia Đông Nam Á có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
- Câu 32 : Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Thiếu nguồn lao động.
B. Tình hình chính trị không ổn định.
C. Vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…
D. Nghèo đói, dịch bệnh.
- Câu 33 : Ngành kinh tế nào chiếm vị trí đang kể trong phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á?
A. Các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
C. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu
D. Khai thác dầu mỏ
- Câu 34 : Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách nào?
A. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: hàng không vũ trụ, nguyên tử,…
B. Phát triển công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
C. Phát triển thiên các ngành công nghiệp nặng: Luyện kim, cơ khí,…
D. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu
- Câu 35 : Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
- Câu 36 : Các ngành sản xuất của các nước khu vực Đông Nam Á tập trung chủ yếu tại đâu?
A. Đông Nam Á hải đảo
B. Đông Nam Á đất liền.
C. Vùng đồi núi
D. Vùng đồng bằng và ven biển
- Câu 37 : Cây lương thực chủ yếu của Đông Nam Á là gì?
A. Lúa mì
B. Lúa gạo
C. Ngô
D. Sắn
- Câu 38 : Cây công nghiệp được trồng chủ yếu của Đông Nam Á là gì?
A. Bông
B. Chà là
C. Củ cải đường
D. Cà phê
- Câu 39 : Dựa vào hình 16.1, cho biết nước nào ở Đông Nam Á có ngành công nghiệp hóa chất, lọc dầu phát triển mạnh nhất?
A. Việt Nam
B. In-đô-nê-xi-a
C. Xin-ga-po
D. Thái Lan
- Câu 40 : Ở Đông Nam Á, cây cao su được trồng nhiều tại nước nào?
A. Ma-lai-xi-a
B. Đông Ti-mo
C. Lào
D. Cam-pu-chia
- Câu 41 : Dựa vào hình 16.1. cho biết phân bố cây lương thực chủ yếu ở vùng nào?
A. Các đồng bằng châu thổ.
B. Nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, giàu nguồn nước
C. Ven biển
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 42 : Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm nào?
A. 1997
B. 1998
C. 1999
D. 2000
- Câu 43 : Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại nước nào?
A. Đài Loan
B. Thái Lan
C. In đô-nê-xi-a
D. Ma lai-xi-a
- Câu 44 : ăm 1999 và năm 2000, nước nào đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 6%?
A. Việt Nam, Xin-ga-po
B. Ma-lai-xi-a
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
- Câu 45 : Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước trong khu vực Đông Nam Á là do đâu?
A. Nguồn nhân công rẻ, dồi dào
B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài
D. Tất cả đều đúng
- Câu 46 : Nước nào sau đây không có tên trong "bốn con rồng" của châu Á?
A. Hàn Quốc
B. Xin-ga-po
C. In-đô-nê-xi-a
D. Đài Loan
- Câu 47 : Quốc gia nào sau đây ỏ Đông Nam Á thuộc một trong bốn "con rồng" châu Á?
A. Thái Lan
B. Ma-lai-xi-a
C. Xin-ga-po
D. Bru-nây
- Câu 48 : Lá cờ của ASEAN lấy biểu trưng là loại cây trồng nào của khu vực?
A. Cây cao su
B. Cây cà phê
C. Cây lúa
D. Cây ngô
- Câu 49 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào?
A. 1965
B. 1966
C. 1967
D. 1968
- Câu 50 : Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gì?
A. gạo
B. cà phê
C. cao su
D. thủy sản
- Câu 51 : Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gạp phải những khó khăn nào?
A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Khác biệt về thể chế chính trị.
C. Bất đồng về ngôn ngữ.
D. Tất cả đều đúng
- Câu 52 : Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm nào?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
- Câu 53 : Nước nào chưa tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Mi-an-ma
B. Cam-pu-chia
C. Lào
D. Đông Ti-mo
- Câu 54 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á có bao nhiêu thành viên?
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
- Câu 55 : Dự án hành lang Đông-Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm những nước nào?
A. Việt Nam
B. Lào, Cam-pu-chia
C. Đông bắc Thái Lan
D. Tất cả đều đúng
- Câu 56 : Những lợi thế về kinh tế của miền nào ở nước ta sẽ được khai thác khi dự án phát triển hành lang Đông-Tây được thực hiện?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Nam
D. Tất cả đều đúng
- Câu 57 : Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-G1Ô-RI được lập từ năm nào?
A. 1985
B. 1987
C. 1989
D. 1991
- Câu 58 : Các nước nào đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế?
A. Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a - Xin-ga-po
B. Ma-lai-xi-a - Việt Nam - Xin-ga-po
C. Ma-lai-xi-a - Thái Lan - Xin-ga-po
D. Ma-lai-xi-a - Mi-an-ma - Xin-ga-po
- Câu 59 : Mục tiêu chung của ASEAN là gì?
A. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
B. Xây dựng một công đồng hòa hợp.
C. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.
D. Cả 3 ý trên.
- Câu 60 : Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào?
A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a
D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan
- Câu 61 : Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua điều gì?
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩn
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Câu 62 : Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua yếu tố nào?
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông.
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
- Câu 63 : Thủ đô của Lào là gì?
A. Viêng Chăn
B. Luông Pha Băng
C. Tha-khet
D. Chiềng Mai
- Câu 64 : Đất nước Lào có "cánh đồng Chum" với những chum đá rỗng có đường kính trên 2 mét và nặng tới vài tấn nằm trên cao nguyên Xiêng Khoảng thuộc miền nào?
A. Thượng Lào
B. Tây BắcLào
C. Trung Lào
D. Hạ Lào
- Câu 65 : Dựa vào hình 18. 1, cho biết địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia?
A. Đồng bằng
B. Cao nguyên
C. Núi trung bình
D. Núi cao
- Câu 66 : Biển Hồ là khúc uốn của sông Tông-lê-sáp nằm ở nước nào?
A. Lào
B. Cam-pu-chia.
C. Mi-an-ma.
D. Thái Lan.
- Câu 67 : Sông, hồ ở Cam-pu chia có giá trị kinh tế lớn chủ yếu là gì?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Tông-lê-sáp
C. Biển Hồ
D. Tất cả đều đúng
- Câu 68 : Khó khăn của Cam-pu-chia trong việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là gì?
A. Dân cư tập trung phần lớn ở nông thôn
B. Thiếu đội ngũ lao động có trình độ
C. Trình độ dân trí chưa cao.
D. Tất cả đều đúng
- Câu 69 : Cam-pu-chia dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên chủ yếu nào để phát triển kinh tế?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
B. Đồng bằng màu mỡ.
C. Giá trị kinh tế của biển Hồ.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 70 : Nước nào duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển?
A. Lào
B. Cam-pu-chia
C. Việt Nam
D. Thái Lan
- Câu 71 : Phía tây nam của Cam-pu-chia giáp với vịnh biển nào?
A. Vịnh Bắc Bộ
B. Vịnh Ben-gan
C. Vịnh Thái Lan
D. Vịnh Pec-xích
- Câu 72 : Dạng địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia là gì?
A. Đồi núi thấp
B. Núi trẻ
C. Cao nguyên
D. Đồng bằng
- Câu 73 : Dạng địa hình chủ yếu của Lào là gì?
A. Đồi núi thấp
B. Núi trẻ
C. Núi và cao nguyên
D. Đồng bằng
- Câu 74 : Lào và Cam-pu-chia chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu gió mùa
B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải
C. Khí hậu lục địa
D. Khí hậu núi cao
- Câu 75 : Cam-pu-chia có khí hậu gì?
A. Xích đạo.
B. Cận Xích đạo.
C. Nhiệt đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
- Câu 76 : Hệ thống sông nào cùng chảy qua Lào và Cam-pu-chia?
A. Sông Hồng
B. Sông Mê Nam
C. Sông Mê Công
D. Sông Xa-lu-en
- Câu 77 : Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư của Lào và Cam-pu-chia?
A. Lào có số dân đông hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn Cam-pu-chia.
B. Lào có số dân ít hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn Cam-pu-chia.
C. Lào có số dân đông hơn Cam-pu-chia và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn Cam-pu-chia.
D. Lào có số dân ít hơn Cam-pu-chia nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn Cam-pu-chia
- Câu 78 : Tôn giáo chính của Lào và Ca-pu chia là gì?
A. Phật giáo
B. Ki- tô giáo
C. Hồi giáo
D. Thiên chúa giáo
- Câu 79 : Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư- xã hội của Lào và Cam-pu-chia?
A. Lào có trình độ dân trí cao hơn Cam-pu-chia nhưng GDP/người thấp hơn Cam-pu-chia.
B. Lào có trình độ dân trí thấp hơn Cam-pu-chia nhưng GDP/người cao hơn Cam-pu-chia.
C. Lào có trình độ dân trí và GDP/người cao hơn Cam-pu-chia.
D. Lào có trình độ dân trí và GDP/người thấp hơn Cam-pu-chia.
- Câu 80 : Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm kinh tế của Lào?
A. Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
B. Công nghiệp và dịch vụ tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu GDP.
C. Các sản phẩm chính: Cà phê, hạt điều, lúa gạo, quế, sa nhân, gỗ, thiếc, thạc cao, điện.
D. Cả 3 đáp áp trên đều đúng.
- Câu 81 : Thủ đô của Cam-pu-chia là gì?
A. Phnôm Pênh
B. Băng Cốc
C. Viêng Chăn
D. Hà Nội
- Câu 82 : Thủ đô của Thái Lan là gì?
A. Băng Cốc
B. Phnôm Pênh
C. Viêng Chăn
D. Thái Lan
- Câu 83 : Đất nước Xin ga po được mệnh danh là gì?
A. Đất nước của nghề lúa nước
B. Đất nước của những cây cầu
C. Kinh đô ánh sáng
D. Đảo Quốc sư tử
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 6 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017 - 2018
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 27 Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 30 Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 35 Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 40 Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 18 Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 44 Thực hành Tìm hiểu địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 21 Con người và môi trường địa lí
- - Đề thi HK1 môn Địa lý 8 năm học 2016-2017