30 bài tập Đột biến gen mức độ dễ
- Câu 1 : Đột biến gen là những biến đổi:
A Trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân bào.
B Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN.
C Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nu xảy ra trong ARN.
D Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
- Câu 2 : Dạng đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác loại thì:
A Các bộ ba từ vị trí cặp nu bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
B Chỉ bộ ba có cặp nu thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
C Toàn bộ các bộ ba nu trong gen bị thay đổi.
D Nhiều bộ ba nu trong gen bị thay đổi
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
B Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
- Câu 4 : Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào:
A 1 ,2 .
B 2, 3.
C 3, 4.
D 2, 4
- Câu 5 : Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hidro của gen nhưng không làm thay đổi số nu của gen?
A Đảo vị trí một số cặp nu.
B Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
C Thêm một cặp nu.
D Mất một cặp nu.
- Câu 6 : Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phân 1 aa nhưng không làm thay đổi số lượng aa trong chuỗi polipeptit tương ứng?
A Thêm một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
B Mất một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
C Mất 3 cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
D Thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
- Câu 7 : Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5 Brom Uraxin (5BU) sẽ tác động gây ra loại đột biến:
A Thay thế cặp AT bằng cặp GX.
B Thay thế cặp GX bằng cặp XG.
C Thay thế cặp AT bằng cặp TA.
D Thay thế cặp GX bằng cặp AT.
- Câu 8 : Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ phát sinh dạng đột biến:
A Thêm một cặp nu.
B Thay thế cặp AT bằng cặp GX.
C Mất một cặp nu.
D Thay thế cặp GX bằng cặp AT.
- Câu 9 : Trong các tác nhân gây đột biến sau đây, tác nhân nào không cùng nhóm với các tác nhân còn lại ?
A 5-BU
B EMS
C consixin.
D Acridin.
- Câu 10 : Xét về mặt tiến hóa vai trò cơ bản nhất của đột biến gen là:
A Tăng khả năng thích nghi của sinh vật trước môi trường sống.
B Làm nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
C Tạo ra nhiều alen mới nên được coi là nguyên liệu thứ cấp.
D Giúp đào thải các cá thể có hại tạo giống tốt.
- Câu 11 : Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A Người bị bệnh bạch tạng có da trắng, mắt trắng, má hồng.
B Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào màu xuân.
C Số lượng hồng cầu của người trong máu tăng lên khi di chuyển lên núi cao sống.
D Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
- Câu 12 : Hóa chất acridin khi gắn vào mạch mới được tổng hợp trên phân tử ADN sẽ gây ra đột biến gen loại:
A mất 1 cặp nu.
B thêm 1 cặp nu.
C thay thế 1 cặp nu.
D mất hoặc thêm 1 cặp nu.
- Câu 13 : Khi nói về đột biến gen , xét các kết luận sau đây
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 14 : Guanin dạng hiếm G* kết hợp với ...(I)... trong quá trình nhân đôi tạo ra dạng đột biến ...(II).. I và II lần lượt là
A Adenin , thay thế cặp G- X bằng cặp A- T.
B Timin thay thế cặp G- X bằng cặp A- T.
C Timin thay thế cặp G- X bằng cặp T- A.
D Adenin , thay thế cặp G- X bằng cặp T- A.
- Câu 15 : Đặc điểm chung cuả các đột biến là
A đồng loạt định hướng và di truyền được.
B có tính chất cá thể và ngẫu nhiên.
C ở từng cá thể định hướng và di truyền được.
D có tính chất cá thể định hướng và không di truyền được.
- Câu 16 : Kết luận nào sau đây là không đúng
A Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì đột biến vẫn có thể xảy ra.
B Cơ thể mang gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
C Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình luôn được biếu hiện.
D Quá trình nhân đôi không tuân theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến.
- Câu 17 : Hóa chất 5- BU thường gây đột biến gen dạng thay thế A- T bằng cặp G- X . Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN . Để xuất hiện loại đột biến trên gen đột biến cần trải qua mấy lần nhân đôi
A 2 lần.
B 3 lần.
C 1 lần.
D 4 lần.
- Câu 18 : Loại đột biến gen được phát sinh do tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn khi ADN đang tự nhân đôi là :
A Mất 1 cặp nucleotit.
B Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.
C Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.
D Thêm một cặp nucleotit.
- Câu 19 : Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là :
A Mất và them 1 cặp nucleotit.
B Mất và thay thế một cặp nuleotit.
C Thêm và thay thế 1 và 2 cặp nucleotit
D Thay thế 1 và 2 cặp nucleotit
- Câu 20 : Gen đột biến nào sau đầy luôn biều hiện thành kiểu hình ngay khi ở trạng thái dị hợp
A Gen quy định bệnh bach tạng
B Gen quy định bệnh mù màu
C Gen quy định bện máu khó động
D Gen quy định bệnh hồng cầu lưỡi liềm
- Câu 21 : Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất:
A Mất một cặp nuclêôtit.
B Thêm một cặp nuclêôtit.
C Thay thế một cặp nuclêôtit.
D Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể
- Câu 22 : Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng ?
A Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
B Cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.
C Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
D Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
- Câu 23 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
B Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D Đột biến gen hầu hết là có hại.
- Câu 24 : Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào:
A Môi trường sống và tổ hợp gen.
B Tần số phát sinh đột biến.
C Số lượng cá thể trong quần thể.
D Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
- Câu 25 : Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính:
A Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
B Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.
D Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi.
- Câu 26 : Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X thì số liên kết hyđrô sẽ
A giảm 2
B tăng 2
C tăng 1
D giảm 1
- Câu 27 : Những dạng đột biến gen là:
A Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B Mất một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
C Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.
D Thêm một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen