30 bài tập Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâ...
- Câu 1 : Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là
A bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu của các sông.
B xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia.
C bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển.
D Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
- Câu 2 : Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là
A tăng diện tích cho nuôi trồng thủy sản.
B đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái.
C bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn của vùng.
D bảo tồn các di tích từ thời kháng chiến.
- Câu 3 : Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A Nâng cao trình độ của nguồn lao động.
B Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.
C Tăng cường liên doanh với nước ngoài.
D Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.
- Câu 4 : Để khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp có hiệu quả lâu dài, Đông Nam Bộ cần quan tâm chủ yếu đến vấn đề nào sau đây?
A Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
B Sử dụng hợp lí số lao động đông và có trình độ.
C Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D Thu hút đầu tư về vốn, khoa học và công nghệ.
- Câu 5 : Đất xám trên phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh:
A Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Phước.
B Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
C Bình Phước và Đồng Nai.
D Tây Ninh và Bình Dương.
- Câu 6 : Ngành nào sau đây đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ?
A Du lịch biển.
B Công nghiệp dầu khí.
C Công nghiệp đóng tàu.
D Công nghiệp chế biến thủy sản.
- Câu 7 : Đông Nam Bộ không phải dẫn đầu cả nước về
A giá trị sản lượng công nghiệp.
B dân số
C GDP.
D giá trị hàng xuất khẩu.
- Câu 8 : Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước, nguyên nhân chính là do:
A Vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện bậc nhất, có nhiều các khu công nghiệp và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
B Có các loại tài nguyên thiên nhiên chiến lược của cả nước, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu cả trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ và đường biển
C Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp cả vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
D Thị trường tiêu thụ rộng lớn, dân cư đông, lao động có trình độ cao hàng đầu cả nước, có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
- Câu 9 : Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
B nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
C tăng cường thu hút lao động trình độ cao.
D đẩy mạnh thu hút kĩ thuật và công nghệ.
- Câu 10 : Điều nào sau đây phản ánh chính xác việc phát triển tổng hợp ở Đông Nam Bộ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng?
A Du lịch phát triển sẽ thu được nhiều ngoại tệ và kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông.
B Khai thác tài nguyên sinh vật biển đòi hỏi phải phát triển ngành đóng tàu.
C Ngành giao thông vận tải biển phát triển sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
D Khai thác dầu khí phát triển làm xuất hiện ngành lọc – hóa dàu và các dịch vụ phục vụ khai thác dầu khí.
- Câu 11 : Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây cao su dựa trên thuận lợi chủ yếu là
A có ít thiên tai bão, lũ, và không có mùa đông lạnh.
B nguồn nước dồi dào, có nhiều giống cây thích hợp.
C nhiều đất badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo.
D địa hình bán bình nguyên, nhiệt độ cao quanh năm.
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước?
A Đứng đầu về diện tích và sản lượng đất đai rất cao.
B Mức độ tập trung hóa về đất đai rất cao.
C Có nhiều cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu.
D Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao, tổ chức quản lí tiên tiến.
- Câu 13 : Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
A mở rộng thêm diện tích, phát triển thủy lợi.
B thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thủy lợi.
C mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu.
D đầu tư và hiện đại công nghiệp chế biến.
- Câu 14 : Hiện nay, vấn đề ngày càng được quan tâm trong phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A Thu hút lao động chuyên môn, trình độ cao
B Mở rộng không gian sản xuất
C Bảo vệ môi trường
D Tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Câu 15 : Sản lượng dầu thô của Đông Nam Bộ gần đây tăng nhanh chủ yếu do
A áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến
B đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm
C có và lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa
D có đội ngũ kĩ sư, công nhân lành nghề
- Câu 16 : Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
B hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
C bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
D phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh nào ở Đông Nam Bộ có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhỏ nhất trong các tỉnh sau
A TP Hồ Chí Minh
B Bình Dương
C Đồng Nai
D Bà Rịa – Vũng Tàu
- Câu 18 : Biện pháp quan trọng nhất để phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
A tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.
B bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.
C quy hoạch và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu chế xuất.
D đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
- Câu 19 : Tác động chính của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là
A tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước
B làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng.
C làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng.
D đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Câu 20 : Phương hướng chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
B thay giống mới năng suất cao, xây dựng công trình thủy lợi.
C đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, xây dựng công trình thủy lợi.
D xây dựng công trình thủy lợi, ứng dụng công nghệ trồng mới.
- Câu 21 : Giải pháp nào sau đây là chủ yếu đã giúp Đông Nam Bộ từng bước giải quyết được nhu cầu về năng lượng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế?
A Tăng cường hợp tác quốc tế trong các dự án năng lượng.
B Phát triển nguồn điện tại chỗ và mạng lưới truyền tải điện.
C Tận dụng triệt để nguồn điện năng từ đường dây 500 KV.
D Giảm tiêu hao nguồn điện và chú trọng năng lượng tái sinh.
- Câu 22 : Sản lượng dầu thô khai thác ở vùng Đông Nam Bộ tăng không phải là do
A đầu tư nhiều máy móc thiết bị.
B có nhiều nhà máy lọc - hóa dầu.
C ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn .
D tăng cường hợp tác với nước ngoài.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)