- Cơ chế tiến hóa
- Câu 1 : Tiêu chuẩn quan trọng nhất được sử dụng để phân biệt hai loài thực vật bậc cao có quan hệ thân thuộc là
A tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. .
B tiêu chuẩn di truyền.
C tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh.
D tiêu chuẩn hình thái.
- Câu 2 : Tiêu chuẩn thường được dùng để phân biệt đối với những loài khác xa nhau là
A tiêu chuẩn di truyền
B tiêu chuẩn sinh lý- hoá sinh
C tiêu chuẩn địa lý- sinh thái
D tiêu chuẩn hình thái
- Câu 3 : Tiêu chuẩn cơ bản nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là
A tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa.
B tiêu chuẩn di truyền.
C tiêu chuẩn hình thái.
D tiêu chuẩn địa lý – sinh thái
- Câu 4 : Người ta đã phân biệt loài mao lương sống ở bải cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài, bò trên mặt đất với loài mao lương sống ở bờ ao có lá hình bầu dục ít răng cưa bằng tiêu chuẩn
A sinh lí - hoá sinh
B hình thái
C địa lí - sinh thái
D di truyền
- Câu 5 : Hai cá thể động vật được coi là khác loài nhau nếu
A nhìn thấy chúng khác nhau
B thuộc 2 quần thể khác nhau
C chúng sống ở môi trường khác nhau
D chúng không thể giao phối tự nhiên với nhau
- Câu 6 : Đơn vị tổ chức cơ sở và đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên là
A cá thể
B quần thể
C nòi.
D loài
- Câu 7 : Hai nhóm quần thể cuả một loài có khu phân bố không trùm lên nhau được gọi là
A 2 nòi sinh học
B 2 nòi sinh thái
C 2 nòi địa lí
D 2 nòi sinh cảnh
- Câu 8 : Cấu trúc loài được thể hiện qua sơ đồ:
A cá thể → nòi → loài
B cá thể → quần thể → nòi → loài
C cá thể → nòi → quần thể → loài
D cá thể → quần thể → loài
- Câu 9 : Phát biểu nào dưới đây là không đúng ?
A Nòi địa lý là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực đia lí xác định
B Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái
C Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định
D Hai nòi địa lý khác nhau có thể có khu phân bố trùm lên nhau toàn bộ hay một phần
- Câu 10 : Ở một loài ruồi giấm có một nhóm quần thể chỉ sống ở đỉnh núi và một nhóm quần thể khác chỉ sống ở chân núi của cùng một ngọn núi, đó là
A 2 nòi địa lí
B 2 nòi sinh học
C 2 nòi sinh thái
D 2 nòi biến thái
- Câu 11 : Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về loài giao phối ?
A Loài là một hệ thống tổ chức phức tạp gồm nhiều quần thể.
B Các cá thể thuộc các nòi khác nhau của 1 loài thì không giao phối được với nhau.
C Các cá thể giữa các nhóm quần thể của một loài có thể giao phối với nhau.
D Nòi là một nhóm quần thể của loài
- Câu 12 : Dấu hiệu nào dưới đây là không đúng đối với loài sinh học ?
A Mỗi loài là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên
B Mỗi loài có kiểu gen đặc trưng qui định kiểu hình đặc trưng
C Mỗi loài là một đơn vị sinh sản độc lập với các loài khác
D Mỗi loài gồm nhiều cá thể sống trong một điều kiên nhất định
- Câu 13 : Ở các loài giao phối, tổ chức loài có tính tự nhiên, toàn vẹn hơn những loài sinh sản vô tính vì
A các cá thể trong mỗi loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản và cách li sinh sản với các loài khác
B số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn nên có các tổ chức đơn vị dưới loài
C số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn nên phân chia thành nhiều nòi khác nhau
D các loài giao phối có tính ổn định hơn về vốn gen, tần số các alen và tổ chức cơ thể
- Câu 14 : Trong tự nhiên, loài giao phối tồn tại như một hệ thống quần thể vì
A các quần thể trong loài có sự cách ly tương đối.
B quần thể là một đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài.
C các quần thể trong loài có thể phân bố gián đoạn tạo thành nòi.
D quần thể có cấu trúc di truyền ổn định và đặc trưng.
- Câu 15 : Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối khó xác đinh ranh giới giữa các loài thân thuộc do
A cấu trúc cơ thể đơn giản
B sự khác biệt về mặt di truyền giữa các loài thân thuộc không đáng kể
C các loài thường phân bố trên cùng một vùng địa lý –sinh thái
D giữa các cá thể không có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản
- Câu 16 : Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen ?
A sinh thái
B sinh sản
C địa lí
D di truyền
- Câu 17 : Cách li sinh thái là
A các nhóm sinh vật cùng gốc có tập quán hoạt động sinh dục khác nhau nên chúng không giao phối với nhau
B các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc được hình thành do có đột biến khác nhau xuất hiện
C các nhóm sinh vật cùng gốc chiếm cứ những sinh cảnh khác nhau trong cùng một khu vực
D các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc tách rời nhau bởi chướng ngại địa lí như núi, sông…
- Câu 18 : Các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc được hình thành do có đột biến khác nhau xuất hiện chịu ảnh hưởng của hình thức cách li
A địa lí
B di truyền
C sinh sản
D sinh thái
- Câu 19 : Cách li sinh sản đã dẫn đến một kết quả quan trọng là
A tạo nên ranh giới sinh học giữa các loài
B từ cách li sinh sản đến cách li di truyền
C từ cách li sinh sản dẫn đến cách li địa lí hoặc sinh thái
D làm cho mỗi loài giao phối trở thành một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn
- Câu 20 : Trường hợp nào sau đây thuộc dạng cách li sinh sản ?
A các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc tách rời nhau bởi chướng ngại địa lí như núi, sông…
B các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc có các đặc điểm cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau
C các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc nhưng chiếm cứ những nơi sống khác nhau trên cùng một vùng địa lí
D các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc được hình thành do một hay nhiều đột biến xuất hiện ngẫu nhiên
- Câu 21 : Vai trò chủ yếu của các cơ chế cách ly trong tiến hoá là
A củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc
B phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể gốc
C phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể gốc
D phân hoá các quần thể trong loài thành các nòi sinh thái
- Câu 22 : Những loài ít di động hoặc không di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li
A sinh sản
B địa lí
C sinh thái
D di truyền
- Câu 23 : Mô tả nào dưới đây là không đúng về các cơ chế cách ly trong quá trình tiến hoá ?
A Cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện loài mới
B Có 4 hình thức cách li là: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền
C Sự cách li ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó làm củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc
D Cách li sinh sản là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau
- Câu 24 : Các nhóm sinh vật cùng nguồn gốc tách rời nhau bởi chướng ngại địa lí như núi, sông, biển…Đó là hình thức cách li
A địa lí
B sinh sản
C sinh thái
D di truyền
- Câu 25 : Dạng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới là
A địa lí
B sinh sản
C di truyền
D sinh thái
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen