Trắc nghiệm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Qu...
- Câu 1 : Miền Tây Trung Quốc là nơi có
A. hạ lưu các con sông lớn.
B. nhiều đồng bằng châu thổ.
C. nhiều hoang mạc rộng lớn.
D. khí hậu ôn đới hải dương.
- Câu 2 : Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn chủ yếu dựa trên những thế mạnh nào sau đây?
A. Thị trường tiêu thụ rộng và lao động có trình độ cao tập trung nhiều.
B. Cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư tốt hơn.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và cơ sở hạ tầng hiện đại.
D. Lực lượng lao động đông và nguồn nguyên vật liệu tại chỗ dồi dào.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Địa hình núi cao chiếm hầu hết diện tích.
B. Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn.
C. Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên, bồn địa..
D. Có những đồng bằng châu thổ rộng lớn
- Câu 4 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc là
A. tạo nhiều việc làm cho người lao động và cung cấp nhiều hàng
B. khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và tạo mặt hàng xuất khẩu.
C. đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và hạn chế việc nhập khẩu.
D. góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Câu 5 : Kiểu khí hậu nào sau đây phổ biến ở miền Tây Trung Quốc?
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới lục địa.
C. Ôn đới gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
- Câu 6 : Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào những điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và lao động có kinh nghiệm.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn vốn đầu tư nhiều.
D. Nguồn vốn đầu tư nhiều và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
- Câu 7 : Địa hình nào sau đây tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc?
A. Sơn nguyên.
B. Hoang mạc.
C. Đồng bằng.
D. Núi cao.
- Câu 8 : Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao của Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển nhanh chủ yếu là do
A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, tăng cường vốn đầu tư.
B. mở rộng thị trường tiêu thụ, sử dụng lực lượng lao động đông.
C. thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ mới.
D. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn lao động
- Câu 9 : Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây trong quá trình cải cách nông nghiệp?
A. Sử dụng các công nghệ sản xuất mới.
B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
C. Tập trung vào tăng thuế nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi lớn.
- Câu 10 : Miền Đông Trung Quốc có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp:
A. Đường bờ biển dài và diện tích đất nông nghiệp lớn.
B. Địa hình đa dạng và khí hậu ôn đới.
C. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu thuận lợi.
D. Miền Đông chiếm 50% diện tích lãnh thổ.
- Câu 11 : Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển vì
A. thuận lợi để giao lưu văn hóa – xã hội với các nước trên thế giới.
B. cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
C. có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
D. thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?
A. Dân cư đông đúc ở miền Đông.
B. Miền Tây có mật độ dân số rất thấp.
C. Phần lớn dân cư sống ở thành thị.
D. Dân cư phân bố không đều.
- Câu 13 : Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào những ngành nào sau đây?
A. cơ khí, hóa chất, sản xuất ô tô.
B. luyện kim, sản xuất ô tô, xây dựng.
C. năng lượng, điện tử, sản xuất ô tô.
D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu.
- Câu 14 : Các biện pháp phát triển nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhằm tạo điều kiện khai khác tiền năng nào sau đây?
A. Tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn
B. Nguồn vốn và sức lao động của dân cư
C. Sức lao động của người dân và thị trường
D. Lao động và tài nguyên thiên nhiên
- Câu 15 : Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do
A. nhiều hoang mạc, bồn địa.
B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
- Câu 16 : Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?
A. Phía đông
B. Phía tây
C. Phía bắc
D. Phía nam
- Câu 17 : Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 người/km2) nhưng lại có 1 dải có mật độ đông hơn với mật độ (1-50 người/km2) là do
A. gắn với tuyến đường sắt đông – tây mới được xây dựng.
B. gắn với lịch sử “con đường tơ lụa”.
C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
- Câu 18 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc.
A. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh.
C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ.
D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
- Câu 19 : Vị trí của Trung Quốc được xếp vào khu vực:
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Bắc Á
D. Nam Á
- Câu 20 : Để thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành
A. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
B. tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
C. cải cách ruộng đất.
D. chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
- Câu 21 : Hiện nay nước có dân số đông nhất Thế giới là:
A. Trung Quốc.
B. Liên Bang Nga.
C. Hoa Kỳ
D.Ấn Độ
- Câu 22 : Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung:
A. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.
B. mỗi gia đình chỉ có 2 con.
C. mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con.
D. mỗi gia đình chỉ có 1 con
- Câu 23 : Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?
A. Điện tử
B. Hóa dầu
C. Luyện kim
D. Chế tạo máy
- Câu 24 : Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về an toàn vào năm
A.2004
B.2001
C.2002
D.2003
- Câu 25 : Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga và Nga Á là:
A. sông Ê - nít - xây
B. dãy núi Cáp - ca
.C. sông Ô - bi
D. dãy núi U - ran.
- Câu 26 : Cho đến hiện nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về:
A. công nghiệp dệt, may.
B. cơ khí, chế tạo máy
C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử
D. điện tử - tin học
- Câu 27 : Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở:
A. cao nguyên Trung Xi-bia
B. đồng bằng Tây Xi-bia
C. đồng bằng Đông Âu
D. ven Bắc Băng Dương
- Câu 28 : Nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và phát triển đi lên là nhờ
A. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú..
B. có vị trí địa lí và điều kiên tự nhiên thuận lợi.
C. có những chính sách và biện pháp đúng đắn.
D. có sự đầu tư lớn từ các nước phát triển
- Câu 29 : Trước năm 1990, Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết, chủ yếu vì:
A. nền kinh tế phát triển nhất, đóng góp cao nhất trong Liên Xô.
B. diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất so với các thành viên khác.
C. dân số đông, trình độ dân trí cao.
D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhất.
- Câu 30 : Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?
A. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Âu và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.
C. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.
D. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)