- Trung Quốc thời phong kiến Tiết 1 (Có lời giải...
- Câu 1 : Nông dân bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy được gọi là
A Nông dân làm thuê.
B Nông dân tự canh.
C Nông dân lĩnh canh.
D Nông dân mất ruộng
- Câu 2 : Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?
A Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.
B Ba năm tổ chức thi một lần.
C Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.
D Cử quan lại sang phương Tây học tập.
- Câu 3 : Những biến đổi trong sản xuất thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã tác động đến xã hội Trung Quốc như thế nào?
A Xuất hiện tầng lớp mới là lãnh chúa và nông nô.
B Xuất hiện giai cấp mới là chủ nô và nông dân.
C Xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D Xuất hiện giai cấp mới là địa chủ và tá điền.
- Câu 4 : Vì sao triều Hán tồn tại được trong thời gian lâu dài?
A Thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế, ổn định chính trị, thế nước vững vàng.
B Là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nên được nhân dân ủng hộ.
C Thi hành nhiều chính sách củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
D Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các thế lực trong và ngoài nước.
- Câu 5 : Chính sách cai trị nào sau đây là lí do nhân dân nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần?
A Ban hành chế độ đo lường thống nhất.
B Chia đất nước thành nhiều quận, huyện.
C Bắt dân lao dịch, thuế khóa nặng nề.
D
Ban hành chế độ tiền tệ thống nhất.
- Câu 6 : Dưới triều đại nào, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
A Xuân Thu – Chiến Quốc.
B Nhà Tần.
C Nhà Hán.
D Nhà Đường.
- Câu 7 : Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì?
A Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.
B Nhà nước thực hiện giảm lao dịch.
C Nhà nước cho binh lính về quê sản xuất.
D Áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác vào sản xuất.
- Câu 8 : Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì?
A Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
B Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.
C Thi hành các chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân trong nước.
D Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau.
- Câu 9 : Chính sách đối ngoại xuyên suốt ba triều đại phong kiến Trung Quốc Tần – Hán – Đường thực hiện là gì?
A Xây dựng và củng cố chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế.
B Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ.
C Thiết lập quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.
D Quan hệ trao đổi buôn bán với các nước phương Tây.
- Câu 10 : Ý nào dưới đây đánh giá đầy đủ và đúng nhất về nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc?
A Dưới thời Đường, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
B Bộ máy cai trị dưới thời Đường đạt đến sự hoàn chỉnh.
C Văn hoá dưới thời Đường phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
D Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.
- Câu 11 : Nhà Đường xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?
A
Thời nhà nước Văn Lang.
B Thời nhà nước Âu Lạc.
C Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc.
D Thời kì Bắc thuộc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7