- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với cả Lào và Trung Quốc ?
A Lào Cai.
B Sơn La.
C Điện Biên.
D Hà Giang.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A Thanh Thủy.
B Lệ Thanh.
C Cầu Treo.
D Nậm Cắn.
- Câu 3 : Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A Sơn La, Thác Bà.
B Hòa Bình, Uông Bí.
C Uông Bí, Phả Lại.
D Hòa Bình, Phả Lại.
- Câu 4 : Trung du và miền núi Bắc Bộ không giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?
A Trung Quốc.
B Thượng Lào.
C Đồng bằng sông Hồng.
D Tây Nguyên.
- Câu 5 : Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A Cà phê.
B Chè.
C Bông.
D Hồi.
- Câu 6 : Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A Bò, lợn, gia cầm.
B Gia cầm, cừu, dê.
C Trâu, bò, lợn.
D Trâu, bò, cừu.
- Câu 7 : Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là
A núi cao, cắt xẻ mạnh.
B gồm các cao nguyên xếp tầng.
C núi thấp và trung bình.
D đồng bằng rộng lớn.
- Câu 8 : Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng là
A Thái Nguyên, Việt Trì, Lào Cai, Lạng Sơn.
B Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Bắc Giang.
C Yên Bái, Lào Cai, Việt Trì, Lạng Sơn.
D Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Câu 9 : Tiểu vùng Đông Bắc có thế mạnh về phát triển nhiệt điện dựa vào nguồn tài nguyên nào sau đây ?
A Dầu mỏ.
B Khí tự nhiên.
C Than đá.
D Đồng.
- Câu 10 : Đồng bào dân tộc ít người ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều kinh nghiệm trong
A sản xuất cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu.
B thâm canh cây lúa nước.
C đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
D khai thác khoáng sản.
- Câu 11 : Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
B Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
C Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
D Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Câu 12 : Đâu không phải là vai trò của vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A Thuận lợi giao lưu trong và ngoài nước.
B Phát triển tổng hợp kinh tế đất liền và biển.
C Vai trò trung chuyển thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa 2 miền Nam – Bắc.
D Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.
- Câu 13 : Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
B Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
C Dân cư đông, mật độ dân số cao.
D Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
- Câu 14 : Vùng Đông Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Tây Bắc là
A Mùa đông lạnh hơn.
B Khí hậu ấm và khô hơn.
C Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 15 : Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?
A Khai thác khoáng sản.
B Trồng cây công nghiệp lâu năm.
C Du lịch sinh thái.
D Kinh tế biển.
- Câu 16 : Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là
A Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
C Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.
D Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
- Câu 17 : Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước chủ yếu là nhờ
A Khí hậu cận nhiệt, đất feralit màu mỡ tập trung với diện tích lớn.
B Đất đai đa dạng, có hai loại đất chính là phù sa và feralit.
C Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông lớn.
D Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây chè.
- Câu 18 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
A Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
D Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2000 - 2012.(Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2000 - 2012 làA biểu đồ kết hợp đường và cột.
B biểu đồ đường.
C biểu đồ cột.
D biểu đồ tròn tính bán kính.
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 26 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 10 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 44 Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 34 Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 36 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 37 Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long