Đất nước nhiều đồi núi
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của cấu trúc đa dạng của địa hình nước ta
A Địa hình mang tính phân bậc rõ ràng
B Địa hình cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại
C Địa hình gồm hai hướng chính: hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung
D Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích
- Câu 2 : Ý nghĩa nổi bật về mặt tự nhiên của địa hình đồi núi thấp là:
A quá trình bồi tụ diễn ra rất mạnh.
B Quá trình alit vẫn là chủ đạo trong hình thành đất.
C đai cận nhiệt đới chân núi vẫn chiếm ứu thế.
D bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta
- Câu 3 : Đặc điểm đúng với địa hình đồi núi nước ta
A đồi núi trung bình chiếm ưu thế tuyệt đối
B sự phân bậc địa hình biểu hiện rất mờ nhạt
C núi cao trên 2000m chiếm 1%
D chủ yếu là cao nguyên và đồng bằng duyên hải
- Câu 4 : Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A Hướng núi chính là đông bắc - tây nam.
B Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
C Đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
D Chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Câu 5 : Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nước ta nhỏ, bị chia cắt chủ yếu là do
A đường bờ biển dài.
B núi ăn sát bờ biển, sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc
C thềm lục địa nông, rộng.
D hình dạng bờ biển khúc khuỷu.
- Câu 6 : Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam là đặc điểm nổi bật của vùng núi
A Trường Sơn Bắc.
B Đông Bắc.
C Tây Bắc.
D Trường Sơn Nam.
- Câu 7 : Hoàng Liên Sơn là mạch núi cao và đồ sộ nhất nước ta với đỉnh Phanxipăng cao tới:
A 3413m
B 3134m
C 3143m
D 3314m
- Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Đông Bắc
A hướng núi vòng cung chiếm ưu thế
B sông ngòi trong vùng cũng chảy theo hướng vòng cung
C địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích
D hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc – đông nam
- Câu 9 : Đồng bằng châu thổ sông của nước ta được hình thành do nguyên nhân chủ yếu nào?
A Do tác động của các chu kì tạo núi.
B Do tác động của biển.
C Do kết quả các quá trình xâm thực
D Do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
- Câu 10 : Điểm giống nhau chủ yếu giữa bán bình nguyên và đồi trung du là đều
A nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
B được nâng lên chủ yếu trong vận động tân kiến tạo
C được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ
D có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan
- Câu 11 : “ Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng:
A Trường Sơn Bắc
B Tây Bắc
C Trường Sơn Nam
D Đông Bắc
- Câu 12 : Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là
A hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
B hướng đông nam – tây bắc và vòng cung.
C hướng vòng cung và đông nam – tây bắc.
D hướng vòng cung và hướng đông bắc – tây nam
- Câu 13 : Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là
A
có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.
B không ngừng mở rộng ra phía biển.
C địa hình thấp và bằng phẳng.
D có một số ô trũng ngập nước.
- Câu 14 : Động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận của vùng nào?
A Bắc Trung Bộ
B Tây Nguyên
C Tây Bắc
D Nam Trung Bộ
- Câu 15 : Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta?
A Đồng bằng Sông Hồng
B ĐB Thanh - Nghệ - Tĩnh
C Đồng bằng Sông Cửu Long
D ĐB Bình - Trị - Thiên
- Câu 16 : Dãy núi Hoàng Liên Sơn có hướng
A Vòng cung
B Bắc - Nam
C Tây bắc – Đông nam
D Tây – Đông
- Câu 17 : Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta:
A Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm
B Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu
C Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội
D Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ
- Câu 18 : Các cánh cung lớn của vùng núi Đông Bắc chụm lại ở Tam Đảo và mở ra
A về phía bắc và phía tây.
B về phía tây và phía nam.
C về phía bắc và phía nam.
D về phía bắc và phía đông.
- Câu 19 : Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp nhất ở nước ta thuộc vùng
A Nam Trung Bộ.
B vịnh Bắc Bộ.
C vịnh Thái Lan.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 20 : Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?
A Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.
B Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nông sản chính là lúa gạo.
C Phát triển giao thông đường sông.
D Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết: thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là:
A Sông Chu.
B Sông Mã.
C Sông Gâm
D Sông Đà
- Câu 22 : Những đỉnh cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A khu vực biên giới phía Đông Bắc
B Khu vực phía Nam của vùng,
C Vùng thượng nguồn sông Chảy.
D Khu vực trung tâm.
- Câu 23 : Hậu quả của việc đắp đê ngăn lũ ở đồng bằng sông Hồng là:
A đất ở đồng bằng chủ yếu là loại đất bị bạc màu.
B vào mùa cạn, nước triều lấn mạnh, nhiều diện tích bị nhiễm mặn.
C địa hình cao ở phía Tây, Tây Bắc và thấp dần ra biển.
D trên đồng bằng có các bậc thang ruộng cao bạc màu và các ô trũng.
- Câu 24 : Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình vùng Đông Nam Bộ
A địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồi trung du
B địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồng bằng
C địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình bán bình nguyên
D địa hình của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng địa hình đồi núi
- Câu 25 : Địa hình đồi núi Việt Nam chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, biểu hiện ở
A Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích cả nước
B Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất đai
C Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích đất đai
D Thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước có nhiều đồi
- Câu 26 : Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam
B có địa hình cao nhất nước ta
C gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên
D đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)