Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 10 (...
- Câu 1 : Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
A Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
B Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
D Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Câu 2 : Gen A có 1170 nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại Guanin gấp 4 lần số nuclêôtit loại Ađênin. Gen bị đột biến thành alen A. Gen đột biến điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin ít hơn phân tử prôtêin bình thường 1 axit amin. Khi gen a nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại Ađênin giảm xuống 14 nuclêôtit. Số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là
A 11417.
B 11428.
C 11466
D 13104.
- Câu 3 : Sự hình thành loài mới có thể xảy ra nhanh ở:
A các loài thực vật có kích thước lớn bởi nhiều loài thực vật có kích thước lớn đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.
B các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc.
C các loài thực vật có kích thước nhỏ, vì các loài này thường có chu kì sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao.
D các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về mặt di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.
- Câu 4 : Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định lông đen; khi kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B quy định lông xám; kiểu gen không có cả hai gen A và B cho kiểu hình lông trắng. Cho P: lông xám thuần chủng giao phối với lông đen, thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 50% lông đen : 50% lông xám. Biết rằng không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của các cá thể lông đen và lông xám ở thế hệ P là:(1) AAbb × AaBB. (2) AAbb × AaBb. (3) aaBB × AaBb. (4) AAbb × AABb.(5) aaBB × AaBB. (6) aaBB × AABb. (7) AaBB × aaBb.
A (2), (3), (4), (5).
B (2), (4), (5), (7).
C (1), (3), (6), (7).
D (2), (4), (5), (6).
- Câu 5 : Cho các bệnh tật di truyền sau:(1) Bệnh máu khó đông. (2) Bệnh bạch tạng. (3) Bệnh ung thư máu.(4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Claiphentơ. (6) Bệnh câm điếc bẩm sinh.Bằng phương pháp tế bào học có thể phát hiện các bệnh tật
A (3), (4), (5).
B (1), (4), (5).
C (2), (4), (5).
D (4), (5), (6).
- Câu 6 : Ở ruồi giấm, xét phép lai P: . Biết mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM, khoảng cách giữa hai gen D và H là 40cM. Theo lí thuyết, đời con có kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A 37,5%.
B 40%.
C 34,5%.
D 25%.
- Câu 7 : Đặc điểm khí hậu và thực vật điển hình ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh là:
A đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; xuất hiện dương xỉ, thực vật có hạt phát triển mạnh.
B đầu kỉ khô lạnh, cuối kỉ nóng ẩm; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
C đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hạt.
D đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ khô lạnh; dương xỉ phát triển mạnh, xuất hiện thực vật có hóa.
- Câu 8 : Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích.
A làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
B giảm dịch bệnh.
C tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao.
D giảm sự đa dạng sinh học trong ao.
- Câu 9 : Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên:
A một lưới thức ăn.
B một mức dinh dưỡng.
C một quần xã sinh vật.
D một hệ sinh thái.
- Câu 10 : Một gen mã hóa enzim hoàn toàn độc lập với sự di truyền giới tính, tần số các kiểu gen trong một quần thể như sau.FF FS SSCon cái 30 60 10Con đực 20 40 40Dự đoán tần số của kiểu gen FS trong thế hệ tiếp theo, giả định rằng hoàn toàn giao phối ngẫu nhiên.
A 0.46
B 0.48
C 0.50
D 0.52
- Câu 11 : Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu nằm trên NST thường do 3alen : ; và .số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đổi với 3 tính trạng trên:
A 90 kiểu gen và 16 kiểu hình
B 54 kiểu gen và 16 kiểu hỉnh
C 90 kiểu gen và 12 kiểu hình
D 54 kiểu gen và 12 kiểu hình
- Câu 12 : Giả sử gen L và gen M là các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể nhưng cách nhau 100 đơn vị bản đồ. Tỷ lệ con của phép lai mang gen là bao nhiêu?
A 10%
B 25%
C 50%
D 75%
- Câu 13 : Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ trợ, kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen thiếu một trong 2 alen A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó alen A có tần số 0,4 và alen B có tần số 0,3. Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu % ?
A 1,44%
B 56,25%
C 32,64%
D 12%
- Câu 14 : Quan sát một cơ thể dị hợp ba cặp gen (Aa, Bb, Dd) giảm phân hình thành giao tử thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số lượng như sau:ABD = 80; ABd = 80; AbD = 320; Abd = 320; aBD = 320; aBd = 320; abD = 80; abd = 80.Cho cơ thể dị hợp ba cặp gen trên tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội ở đời con là:
A 36%.
B 38,25%.
C 18%.
D 12,75%.
- Câu 15 : Cho các bước sau:(1) Nuôi cấy tế bào xôma chứa ADN tái tổ hợp trong môi trường nhân tạo.(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào xôma có chứa ADN tái tổ hợp.(3) Kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi.(4) Tạo ADN tái tổ hợp chứa gen người chuyển vào tế bào xôma của cừu.(5) Lấy nhân tế bào xôma chuyển vào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.(6) Cấy phôi vào tử cung của cừu mẹ, cừu mẹ mang thai sinh ra cừu con mang gen sản sinh prôtêin của người.Trình tự các bước trong quy trình tạo cừu mang gen tổng hợp prôtêin của người là:
A (4) → (1) → (5) → (2) → (3) → (6).
B (4) → (2) → (1) → (5) → (3) → (6).
C (2) → (1) → (5) → (4) → (3) → (6).
D (4) → (1) → (2) → (5) → (3) → (6).
- Câu 16 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là:
A 24.
B 26.
C 22.
D 12.
- Câu 17 : Ở 1 loài thực vật gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Cho 10 cây đều có kiểu hình cây cao hoa đỏ (P)tự thụ phấn thu được F1 có 976 cây thân cao, hoa đỏ; 112 cây thân cao, hoa trắng; 176 cây thân thấp, hoa đỏ;16 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết các gen phân li độc lập, trên mỗi cây cho cùng số quả và số hạt trong mỗi quả tương đương nhau. Kết luận nào sau đây chưa đúng?
A Ở P cây số lượng cây có kiểu gen dị hợp 1 cặp gen là 8 cây
B Trong quần thể F1 có tần số alen B=0,8
C Trong quần thể F1 có tần số alen A=0,7
D Ở P cây số lượng cây có kiểu gen dị hợp cả 2 cặp gen là 2 cây
- Câu 18 : Ở người, hình dạng tai do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong một gia đình có: ông nội, ông ngoại, bố, mẹ đều có tai chúc; bà nội, bà ngoại, em trai của bố đều có tai phẳng. Những đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai có tai phẳng và một con gái có tai chúc. Nếu lần sinh thứ 3 là sinh đôi khác trứng thì xác suất cặp song sinh đó có đặc điểm tai khác nhau là:
A 37,5%.
B 6,25%.
C 18,75%.
D 56,25%.
- Câu 19 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền(1) là mã bộ 3 (2) gồm 62 bộ ba(3) có 3 mã kết thúc (4) được dùng trong quá trình phiên mã(5) mã hóa 25 loại axit amin (6) mang tính thoái hóa
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 20 : Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ. Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:
A 28/256
B 56/256
C 71/256
D 35/256
- Câu 21 : Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
A Đột biến gen.
B Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C Đột biến nhiễm sắc thể.
D Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Câu 22 : Trong các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men.1.Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi2. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện từ còn lên men thì không3. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là etanol hoặc axit lactic4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.5. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP) so với lên men (36-38ATP)Các phát biểu không đúng là:
A 1, 3
B 2, 5
C 4,5
D 2, 5
- Câu 23 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
A Các yếu tố ngẫu nhiên.
B Chọn lọc tự nhiên.
C Giao phối ngẫu nhiên.
D Giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 24 : Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và pôlipeptit đột biến:Chuỗi pôlipeptit bình thường: Phe – ser – Lis – Leu – Ala – Val...Chuỗi polipeptit đột biến: Phe – ser – Lis – Ile – Ala – Val...Loại đột biến nào dưới đây có thế tạo nên chuỗi polipeptit đột biến trên?
A Đột biến thêm cặp nuclêôtit.
B Đột biến mất cặp nuclêôtit.
C Không thể đo kết quả của đột biến điểm.
D Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen