- Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918...
- Câu 1 : Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 - 1939 là
A Nội chiến cách mạng lần thứ nhất
B Cuộc khởi nghĩa Nam Xương
C Phong trào Ngũ Tứ
D Cuộc chiến tranh Bắc Phạt
- Câu 2 : Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ Tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là
A Tư sản dân tộc và nông dân
B Sinh viên yêu nước Bắc Kinh
C Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
D Công nhân, nông dân ở Vũ Xương
- Câu 3 : Mục tiêu của phong trào Ngũ Tứ là
A Phản đối những hành động của Quốc dân đảng
B Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm
C Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
D Đấu tranh phản đối Trung Quốc tham gia chiến tranh
- Câu 4 : Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào thời gian nào?
A 7/1920
B 7/1919
C 5/1921
D 7/1921
- Câu 5 : Sau phong trào Ngũ Tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đao cách mạng Trung Quốc?.
A Tầng lớp trí thức tiểu tư sản
B Giai cấp vô sản
C Giai cấp tư sản
D Giai cấp nông dân
- Câu 6 : Hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1929 là
A Bạo lực vũ trang bất hợp pháp
B Hoà bình, không sử dụng vũ lực
C Bạo động vũ trang kết hợp chính trị
D Kết hợp đấu tranh chính trị và bãi công
- Câu 7 : Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngữ Tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào
B Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc
C Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để
D Có sự tham gia của giai cấp công nhân
- Câu 8 : Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?
A Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
B Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ
C Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình
D Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng
- Câu 9 : Ý nào không phải ý nghĩa của phong trào Ngũ Tứ đối với phong trào cách mạng Trung Quốc?
A Cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
B Khẳng định tầng lớp sinh viên giữ vai trò độc lập, lãnh đạo trong phong trào cách mạng Trung Quốc
C Làm cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc nhanh chóng, sâu rộng
D Giai cấp công nhân xuất hiện như một lực lượng chính trị độc lập
- Câu 10 : Từ sự kiện nào, giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
A Chiến tranh Bắc Phạt
B Phong trào Ngũ Tứ
C Nội chiến Quốc – Cộng
D Phong trào đấu tranh giai đoạn 1918-1929
- Câu 11 : Đảng Quốc Đại lại chủ trương chống thực dân Anh bằng phương thức đấu tranh hòa bình vì
A Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết
B Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Làm điều thiện, tránh sát sinh và tinh thần ưa chuộng hòa bình toàn thế giới
C Lực lượng của Ấn Độ không đủ để thực hiện biện pháp bạo lực vũ trang, trong khi đó Anh mạnh cả về kinh tế và quân sự
D Chịu ảnh hưởng của giáo lí Ấn Độ giáo: Tránh làm điều ác, tránh sát sinh; kiên trì, không dao động sẽ thực hiện được điều mình mong muốn
- Câu 12 : Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 là
A Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đao của Đảng cộng sản Ấn Độ
B Tầng lớp tri thức Ấn Độ
C Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ
D Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua Đảng Quốc Đại với lãnh tự tiêu biểu là M.Găng-đi
- Câu 13 : Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc là?
A Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác –Lê-nin được truyền bá vào Trung Quốc
B Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc
C Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc
D Dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921
- Câu 14 : Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?
A Những năm 1919 – 1923
B Những năm 1918 – 1939
C Những năm 1918 – 1933
D Những năm 1918 - 1922
- Câu 15 : Tháng 12-1925 diễn ra sự kiện lịch sử gì tiêu biểu nhất có tác dụng quyết định đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
A Đảng Quốc đại được thành lập
B Đảng Bảo thủ ra đời
C Đảng cộng sản thành lập
D Đảng Cộng hòa ra đời
- Câu 16 : Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921 cho thấy sự chuyển biến cách mạng Trung Quốc như thế nào?
A Giai cấp vô sản có chính đảng của mình, từng bước nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
B Sự chuyển biến chủ nghĩa Mác –Lênin ngày càng sâu rộng vào trong giai cấp công nhân
C Bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới
D Giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập
- Câu 17 : Sự thành lập Đảng cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có ý nghĩa
A Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng
B Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh
C Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào
D Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc
- Câu 18 : Nhân vật nào là người có uy tín lớn và có ảnh hưởng sâu rông đối với nhân dân Ấn Độ?
A M.Gan-di
B B. Tilắc
C Bhagat Singh
D Khadi
- Câu 19 : Nét mới của phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) so với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó là
A Phong trào lần đầu tiên lôi kéo giai cấp công nhân
B Phong trào đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến
C Lực lượng công nhân tham gia với vai trò nòng cốt của phong trào Ngũ Tứ
D Phong trào có quy mô rộng lớn nhất 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
- Câu 20 : Đâu không phải là hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực.
A Biểu tình hòa bình
B Tẩy chay hàng hóa Anh
C Bãi khóa ở trường học
D Đấu tranh vũ trang
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại