Đề thi HK2 môn Địa lí lớp 11 THPT chuyên Nguyễn Hu...
- Câu 1 : Phần hải đảo khu vực Đông Nam Á thường xảy ra hiện tượng:
A Núi lửa
B Động đất và núi lửa
C Sóng thần.
D Động đất
- Câu 2 : Chính sách một con của Trung Quốc đã để lại hậu quả nặng nề gì cho Trung Quốc?
A Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm
B Thiếu lao động
C Quy mô dân số giảm
D Chênh lệch giới tính tăng
- Câu 3 : Cho biểu đồ:Nhận xét chính xác về thu nhập bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á?
A Các quốc gia không tăng, nhưng không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước
B Các quốc gia đều tăng,nhưng không đồng đều, có sự chênh lệch rất nhỏ giữa các nước
C Các quốc gia đều tăng,nhưng rất đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước
D Các quốc gia đều tăng,nhưng không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước
- Câu 4 : ASEAN được thành lập vào năm nào?
A 1995
B 1980
C 1969
D 1967
- Câu 5 : Phương châm về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc với 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” được thực hiện từ năm nào?
A 1997
B 1999
C 2000
D 1998
- Câu 6 : Tên đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A Ca-li-man-tan.
B Phú Quốc
C Lu-xôn.
D Gia-va
- Câu 7 : Trung tâm công nghiệp lớn nhất của miền Tây Trung Quốc là:
A Urumsi
B Vũ Hán
C Lan Châu
D Tây Ninh
- Câu 8 : Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở khu vực nào?
A Tây
B Bắc
C Đông
D Nam
- Câu 9 : Lúa gạo, mía, chè, bông là nông sản chính của đồng bằng nào ở Trung Quốc?
A Hoa Trung, Hoa Bắc
B Hoa Nam, Hoa Trung
C Hoa Bắc, Hoa Nam
D Hoa Bắc, Đông Bắc
- Câu 10 : Miền Tây của Trung Quốc phát triển chăn nuôi:
A Lợn
B Bò
C Ngựa
D Cừu
- Câu 11 : Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho :
A Tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt.
B Thất nghiệp ngày càng tăng.
C Cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá.
D Sản xuất công nghiệp bị trì tệ.
- Câu 12 : Công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng khác ở vùng nông thôn của Trung Quốc phát triển dựa vào điều kiện nào?
A Thị trường rộng lớn
B Đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh
C Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có
D Nguồn vốn chủ động và lao động giá rẻ
- Câu 13 : Sông nào sau đây không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á?
A sông Mê Kông.
B sông Mê Nam
C sông Hồng.
D sông A-ma – zôn.
- Câu 14 : Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á có nền kinh tế:
A Đang phát triển.
B Phát triển.
C Lạc hậu.
D Rất phát triển.
- Câu 15 : Về mặt tự nhiên, Trung Quốc và Việt Nam có điểm giống nhau là:
A Có khí hậu nhiệt đới gió mùa
B Nằm trong vùng châu Á gió mùa
C Giàu tài nguyên khoáng sản
D Có diện tích lớn
- Câu 16 : Nông phẩm nào của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A Lương thực, bông, thịt lợn
B Lúa mì, ngô, củ cải đường
C Lúa mì, lúa gạo, bông
D Lương thực, mía, chè
- Câu 17 : Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc của Trung Quốc phát triển chủ yếu loại nông sản nào?
A Lúa mì, ngô, củ cải đường
B Mía, chè, bông
C Lúa mì, lúa gạo, bông
D Lương thực, lợn
- Câu 18 : Hiện nay, ASEAN có bao nhiêu thành viên?
A 9
B 12
C 11
D 10
- Câu 19 : Thành phần dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc là:
A Mông Cổ
B Choang
C Tạng
D Hán
- Câu 20 : Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đâu?
A Ven biển và hạ lưu các con sông lớn
B Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa
C Ven biển và thượng lưu các con sông lớn
D Phía Tây Bắc của miền Đông
- Câu 21 : Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thì một số quốc gia Đông Nam Á đang tiến hành :
A Giảm tỉ trong ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
B Giảm tỉ trong ngành dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp.
C Giảm tỉ trong ngành công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ.
D Giảm tỉ trong ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
- Câu 22 : Để khuyến khích sản xuất trong nông nghiệp, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp nào?
A Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
B Giảm thuế
C Giao quyền sử dụng đất cho người dân
D Cả 3 đáp án trên
- Câu 23 : Các nước Đông Nam Nam Á có những lợi thế gì để thu hút sự chú ý của các nước đế quốc?
A Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có.
B Vị trí cầu nối và nguồn lao động dồi dào.
C Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn
D Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Câu 24 : Các ngành công nghiệp trụ cột của Trung Quốc được tập trung phát triển là những ngành:
A Đảm bảo việc xây dựng nền công nghiệp vững chắc
B Tốn ít vốn, đưa lại nguồn lợi nhanh, tận dụng nhân lực sẵn có
C Có khả năng tăng năng suất nhanh, sinh lãi cao và đáp ứng được nhu cầu người dân
D Giải quyết vấn đề thị trường ít nhưng đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao
- Câu 25 : Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang :
A Đẩy mạnh sản xuất lương thực
B Chú trọng phát triển ngành chăn nuôi.
C Tiến hành công nghiệp hóa
D Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp.
- Câu 26 : Quốc gia nào sau đây không có tên gọi là vương quốc, không có quốc vương?
A Bru-nây.
B Indonesia
C Thái Lan.
D Cam-pu-chia
- Câu 27 : Trung Quốc đã có bước đổi mới nền kinh tế theo hướng nào?
A Tăng khai thác, giảm chế biến
B Phát triển nông nghiệp là số 1
C Chuyển từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường
D Đóng cửa nền kinh tế, chỉ sử dụng hàng nội địa
- Câu 28 : Các sông ở Đông Nam Á biển đảo thường có đặc điểm
A Ngắn, bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ.
B Chế độ nước phân mùa
C Ngắn và có chế độ nước điều hòa
D Phù sa lớn.
- Câu 29 : Đông Nam Á là cầu nối giữa :
A Châu Á – Châu Mỹ.
B Châu Á – Châu Phi.
C Châu Á – Châu Âu
D Châu Á – Châu Đại Dương.
- Câu 30 : Lợn được nuôi chủ yếu ở đâu của Trung Quốc?
A Miền Tây
B Phía Bắc
C Đồng bằng phía Đông
D Phía Nam
- Câu 31 : Từ đầu năm 1994, theo chính sách công nghiệp mới, năm ngành theo Trung Quốc cần tập trung chủ yếu là chế tạo máy, điện tử, sản xuất ô tô, xây dựng và……
A Cơ khí
B Hóa dầu
C Luyện kim đen và luyện kim màu
D Dệt may
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á