- Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
- Câu 1 : Hiện tượng thoái hoá giống là gì ? Nguyên nhân nào gây thoái hoá giống ?
- Câu 2 : Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần thường dẫn đến thoái hoá giống ?
A Vì sức sống của giống ngày càng giảm.
B Vì sự sinh trưởng và phát triển của giống giảm dần.
C Vì khi đó đồng hợp lặn có hại xuất hiện và tăng dần nên kiểu hình có hại được biểu hiện.
D Vì do có họ hàng gần nhau.
- Câu 3 : Tự thụ phấn khác với giao phối gần ở điểm căn bản nào ?
A Tự thụ phấn tiến hành ở cây giao phấn ; giao phối gần tiến hành ở động vật.
B Tự thụ phấn là cho phấn hoa của một cây thụ phấn ngay cho hoa của cây đó ; giao phối gần là : các con cùng bố mẹ sinh ra giao phối vởi nhau.
C Cho cây tự thụ phấn dễ tiến hành hơn cho giao phối gần.
D Tự thụ phấn đạt hiệu quả nhanh hơn giao phối gần.
- Câu 4 : Số câu sai trong các câu sau là :1. Vì giao phối gần dẫn đến thoái hoá giống cho nên trong Luật Hôn nhân và gia đình có điều khoản cấm kết hôn gần.2. Cơ thể được tạo thành do giao phối gần có sức sống tốt hơn cơ thể lai F1.3. Có thể thay đổi điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi để tạo ra loại biến dị di truyền.4. Năng suất do giống quyết định nhưng phụ thuộc rất nhiều vào kĩ thuật sản xuất.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần ?
A hiện tượng thoái hoá.
B tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
C tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.
D tạo ra dòng thuần.
- Câu 6 : Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để
A củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
B tạo giống mới.
C kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
D tạo ưu thế lai.
- Câu 7 : Giao phối gần là trường hợp giao phối giữa các cá thể:
A Sống cách nhau trong cùng một khu phân bố
B Cách nhau từ 1 tới 5 thế hệ
C Thuộc các loài cùng 1 chi
D Có quan hệ họ hàng gần nhau
- Câu 8 : Ở thực vật, biểu hiện cao nhất của giao phối gần là
A Lai cùng dòng, cùng thứ
B Giao phối giữa các cây mọc từ hạt của cùng 1 quả
C Tự thụ phấn
D Thụ phấn chéo
- Câu 9 : Số trường hợp nào sau đây được coi là giao phối cận huyết ?1. giao phối giữa những con vật cùng bố mẹ2. giao phối giữa bố, mẹ với con cháu3. Giao phối giữa các cá thể cùng bầy đàn4. giao phối giữa những cá thể có cùng nhóm máu
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 10 : Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết không có vai trò nào sau đây
A Củng cố tính trạng tốt ở trạng thái thuần chủng về kiểu gen
B Tạo ra các dòng thuần chủng, khác nhau về kiểu gen
C Loại bỏ những gen không mong muốn khỏi giống
D làm cho con lai có tính chống chịu tốt hơn
- Câu 11 : Quần thể ban đầu có : 31AA : 11aa. Sau 5 thế hệ tự phối liên tục thì tỉ lệ các kiểu gen như thế nào ?
A 31 AA : 11 aa
B 11AA: 31aa
C 21AA:21aa
D 100%AA
- Câu 12 : Quần thể ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen : 0,1 AA : 0.8 Aa : 0.1 aa. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như thế nào ?
A 0,45 AA: 0,1 Aa:0,45 aa
B 0,3AA:0,4Aa:0,3aa
C 0,2AA:0,8Aa
D 0,1 AA : 0.8 Aa : 0.1 aa
- Câu 13 : Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ ban đầu là : 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu đươc ở quần thể sau khi tự thụ phấn là bao nhiêu ?
A 0,5AA:0,5aa
B 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa
C 0,7AA:0,2Aa:0,1aa
D 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa
- Câu 14 : Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng toàn cá thể có kiểu gen Aa. Quá trình tự thụ phấn diễn ra liên tục đến thế hệ cuối cùng có tỉ lệ dị hợp bằng 1/16. Xác định số thế hệ tự thụ phấn.
A 6
B 3
C 5
D 4
- Câu 15 : Quần thể xuất phát có cấu trúc 100%Aa sau n thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen AA là
A (1/2)n
B (1/3)n
C \(\frac{{1 - 1/{2^n}}}{2}\)
D \(\frac{{1/{2^n}}}{2}\)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN