Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT...
- Câu 1 : Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?
A. Đại bàng.
B. Giun đất.
C. Trai sông.
D. Cá heo.
- Câu 2 : Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng
A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
- Câu 3 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
A. Cá thể.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Quần thể.
- Câu 4 : Chuỗi thức ăn: “Cỏ → Cào cào → Nhái Rắn → Đại bàng” có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 5 : Dưới đây là các bước trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
A. I III II.
B. III II I.
C. III II IV.
D. II III IV.
- Câu 6 : Lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn giống nhau ở tỉ lệ
A. kiểu gen F1 và F2.
B. kiểu hình F2.
C. kiểu gen và kiểu hình F2.
D. kiểu hình F1 và F2.
- Câu 7 : Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?
A. 8
B. 4
C. 1
D. 2
- Câu 8 : Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên là:
A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
B. làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
C. tạo nên sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
D. tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Câu 9 : Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là:
A. gồm một cặp nhiễm sắc thể.
B. ngoài gen qui định giới tính còn có gen qui định tính trạng thường.
C. nhiễm sắc thể giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục.
D. ở nữ là XX, ở nam là XY.
- Câu 10 : Ở loài sinh sản vô tính, bộ NST được ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây:
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân và thụ tinh.
C. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
D. Thụ tinh, nguyên phân.
- Câu 11 : Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện, lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản:
A. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài, cho các ruồi F1 thu được tiếp tục giao phối với nhau.
B. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi đực F1 với ruồi cái mình đen, cánh cụt.
C. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực mình đen, cánh cụt.
D. mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt, thu được F1 toàn mình xám, cánh cụt, cho các ruồi F1 lần lượt giao phối với nhau.
- Câu 12 : Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng mà không vận chuyển khí?
A. Chim.
B. Côn trùng.
C. Lưỡng cư.
D. Cá.
- Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen càng lớn các gen càng xa nhau.
D. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
- Câu 14 : Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:
A. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá cây, rụng lông, lột xác, …).
B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.
D. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn.
- Câu 15 : Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép, tâm thất đều có 2 ngăn.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
- Câu 16 : Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}{\rm{Dd}}\) giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là:
A. \(\underline {AB} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {ab} D\) hoặc ; \(\underline {Ab} D;\underline {aB} d\).
B. \(\underline {ab} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {AB} D\) hoặc ; \(\underline {Ab} D;\underline {aB} d\).
C. \(\underline {AB} D;\underline {Ab} D;\underline {aB} d;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {AB} d;\underline {Ab} d;\underline {aB} D;\underline {ab} D\).
D. \(\underline {AB} D;\underline {AB} d;\underline {ab} D;\underline {ab} d\) hoặc \(\underline {Ab} D;\underline {Ab} d;\underline {aB} d;\underline {aB} D\).
- Câu 17 : Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}Ee \times \frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}Ee\) liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. \(\frac{7}{{32}}\)
B. \(\frac{9}{{64}}\)
C. \(\frac{9}{{16}}\)
D. \(\frac{3}{{16}}\)
- Câu 18 : Khi nói về chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nước luân chuyển theo vòng tuần hoàn chủ yếu nhờ tác động của sinh vật.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 19 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- Câu 20 : Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 21 : Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?(1) Ở loài này có tối đa 8 loại đột biến thể ba.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 22 : Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập qui định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kiểu gen của P có thể là \(\frac{{AD}}{{ad}}Bb\).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 23 : Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 24 : Đem tự thụ phấn giữa F1 dị hợp ba cặp gen, kiểu hình ngô hạt đỏ, quả dài với nhau, thu được kết quả F2 như sau: 11478 cây ngô hạt đỏ, quả dài; 1219 cây ngô hạt vàng, quả ngắn; 1216 cây ngô hạt trắng, quả dài; 3823 cây ngô hạt đỏ, quả ngắn; 2601 cây ngô hạt vàng, quả dài; 51 cây ngô hạt trắng, quả ngắn. A-B-; A-bb: hạt đỏ; aaB-: hạt vàng; aabb: hạt trắng; D: quả dài; d: quả ngắn. I. Ba cặp gen quy định 2 tính trạng, tương tác gen liên kết không hoàn toàn.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 25 : Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 26 : Cho các kết luận sau: I. Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình dịch mã không được diễn ra.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 27 : Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng? I. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 28 : Cho các thông tin về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật I. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên phân.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 29 : Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông vàng, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 30 : Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và chỉ xét một cặp nhiễm sắc thể thường có nhiều cặp gen. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho một cơ thể có kiểu hình A-B- lai với cơ thể đồng hợp lặn thì sẽ có tối đa 5 sơ đồ lai.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 31 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm 180 cây thân cao, hoa đỏ quả tròn; 180 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 45 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 45 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 60 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 60 cây thân thấp, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với dữ liệu trên? I. Gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa phân li độc lập với nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 32 : Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 33 : Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định, trong đó kiểu gen có cả alen A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do cặp gen Dd quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó có 10% số cây thân cao, hoa đỏ. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Kiểu gen của P có thể là \(\frac{{\underline {Ad} }}{{aD}}Bb\).
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 34 : Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là \(0,2\frac{{\underline {AB} }}{{Ab}}Dd:0,4\frac{{\underline {AB} }}{{ab}}Dd:0,4\frac{{\underline {Ab} }}{{ab}}dd\). Biết rằng không xảy ra đột biến, không xảy ra hoán vị gen.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 35 : Khi nói về cơ thể di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen