30 bài tập Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắ...
- Câu 1 : Điều kiện tự nhiên ở vùng kinh tế Bắc Trung Bộ không thuận lợi cho việc phát triển cây lúa là do
A nguồn nước dồi dào
B Đất chủ yếu là đất cát
C có dải đồng bằng ven biển
D nền nhiệt độ cao
- Câu 2 : Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần
A mở rộng giao thương với nước bạn Lào.
B mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia.
C làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc - Nam.
D làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Đông - Tây.
- Câu 3 : Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét chủ yếu là do
A phát triển việc nuôi trồng thủy sản.
B đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ.
C thu hút nguồn đầu tư nước ngoài
D hình thành các vùng lúa thâm canh.
- Câu 4 : Các hệ thống sông nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy ( ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện?
A Hệ thống sông Gianh, sông Chu.
B Hệ thống sông Mã, sông Cả.
C Hệ thống sông Đà, Sông Hồng.
D Hệ thống sông Gianh, sông Cả.
- Câu 5 : Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Bắc Trung Bộ là
A Thanh Hóa - Bỉm Sơn , Huế, Đông Hà
B Huế, Vinh, Thanh Hóa - Bỉm Sơn
C Huế, Vinh, Dung Quất
D Đồng Hới, Vinh, Đà Nẵng
- Câu 6 : Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông
A Sông Cả.
B Sông Chu.
C Sông Rào Quán.
D Sông Gianh
- Câu 7 : Cho biểu đồ sau
A Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của mỗi vùng nhỏ hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác .
B Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
C Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác của mỗi vùng lớn hơn tỷ trọng sản lượng thủy nuôi trồng.
D Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 8 : Tại sao nói hình thành cơ cấu nông lâm ngư ở Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
A Nhằm khai thác thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh
B Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi
C Tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển kinh tế biển
D Vùng gò đồi thích hợp cho chăn nuôi và trồng cây công nghiệp ở tất cả các tỉnh
- Câu 9 : Sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ năm 2016 do nguyên nhân nào?
A Biến đổi khí hậu
B Chiến tranh
C Khai thác quá mức
D Ô nhiễm môi trường
- Câu 10 : Ý nghĩa không chính xác về vai trò của đường Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ?
A Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây
B Góp phần phân bố lại dân cư, lao động
C Hỗ trợ cho giao thông vận tải Bắc – Nam
D Tạo động lực phát triển các trung tâm kinh tế ven biển
- Câu 11 : Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần
A tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.
B giải quyết việc làm cho một phần lao động, hạn chế nạn du canh du cư.
C hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiểu quả tiềm năng biển và đất liền.
D tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
- Câu 12 : Việc phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích nào sau đây?
A Chống cát bay, cát chảy xâm lấn đồng ruộng.
B Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy phát triển.
C Điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
D Bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm
- Câu 13 : Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ không phải vì:
A Tạo ra những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế của vùng
B Tạo thế mở cửa nền kinh tế
C Làm thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ
D Làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần
- Câu 14 : Giải pháp nào sau đây quan trọng nhất để Bắc Trung Bộ đẩy mạnh giao lưu với các nước láng giềng?
A Hiện đại hóa đường Hồ Chí Minh, xây dựng cửa khẩu.
B Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cảng biển.
C Phát triển giao thông đông – tây, xây dựng cửa khẩu.
D Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển.
- Câu 15 : Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do:
A Phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khăn.
B Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam.
C Lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển.
D Không có khả năng phát triển công nghiệp.
- Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do
A thiểu vốn và kỹ thuật.
B thiếu lao động có trình độ.
C có nhiều thiên tai, môi trường ô nhiễm.
D tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- Câu 17 : Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là:
A tạo ra những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
B nâng cao hơn nữa vai trò trung chuyền Bắc - Nam.
C tăng cường giao thương với các nước láng giềng.
D thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Tây.
- Câu 18 : Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp ở miền Trung là
A trình độ lao động kém.
B tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
C lãnh thổ nhỏ hẹp, kéo dài.
D cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Câu 19 : Sản xuất công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ chưa tương xứng với tiềm năng chủ yếu do
A hậu quả của chiến tranh.
B cơ sở hạ tầng yếu kém.
C thiên tai xảy ra nhiều.
D thiểu tài nguyên thiên nhiên.
- Câu 20 : Giao thông vận tải của vùng Bắc Trung Bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng do
A nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.
B là địa bàn trung chuyển giữa Bắc – Nam và Đông - Tây.
C có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
D có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua
- Câu 21 : Ý nghĩa tạo bước ngoặt quan trọng từ việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
A góp phần đẩy nhanh việc hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
B thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành.
C tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
D tăng cường các mối giao thương với nhiều nước láng giềng.
- Câu 22 : Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ của lao động.
B tăng cường vốn đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật.
C phát triển năng lượng, tăng cường khai thác khoáng sản.
D đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ, mở rộng thị trường
- Câu 23 : Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ là:
A tăng cường khai thác thủy sản xa bờ.
B đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản.
C phát triển nhanh công nghiệp chế biến.
D hạn chế khai thác nguồn lợi ở ven bờ.
- Câu 24 : Sự hiện diện của dãy Trường Sơn Bắc đã làm cho thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ
A có đồng bằng bị thu hẹp và đất đai màu mỡ.
B có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió tây khô nóng.
C không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
D chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)