Trắc nghiệm bài Thực hành về lựa chọn trật tự các...
- Câu 1 : Dòng nào sau đây đúng về khả năng sắp xếp trật tự trong một câu?
A. Cùng một câu nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ, nhưng nằm trong một ngữ cảnh, hay một văn bản thì có một cách sắp xếp tối ưu
B. Các từ trong câu phải được sắp xếp theo thứ tự đã quy định sẵn, không được đảo vị trí các từ sẽ gây ra sự sai lệch nghĩa.
C. Các từ trong câu được tự do chọn vị trí trong câu, không có quy định nào bắt buộc cả.
D. Các từ trong câu tùy thuộc vào từng loại văn bản mà có cách sắp xếp riêng.
- Câu 2 : Vai trò của việc lựa chọn sắp xếp các từ trong câu là gì?
A. Trật tự sắp xếp có thể làm cho câu văn mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
B. Trật tự sắp xếp chỉ là một khuôn mẫu quy định mà người viết phải tuân theo.
C. Trật tự sắp xếp chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc hình thành nghĩa của câu.
- Câu 3 : Vấn đề trật tự sắp xếp của câu liên quan chặt chẽ đến cấu tạo của câu đơn và câu ghép. Trong câu ghép, không phải là trật tự các thành phần câu mà là trật tự sắp xếp các vế câu. Liên quan đến trật tự sắp xếp các vế câu trong câu ghép là việc dùng các quan hệ từ ở các vế câu. Đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
- Câu 4 : Hãy cho biết hiệu quả diễn đạt của sự thay đổi trật tự thành phần câu trong bản dịch của bài thơ sau:
"Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
Lủng lẳng chân chân treo tựa giảo hình
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh"
A. Cho thấy tiếng Việt rất giàu đẹp.
B. Chứng tỏ thơ là thể loại dễ thay đổi trật tự.
C. Không mang lại hiệu quả gì.
D. Nhấn mạnh vào tình trạng khổ sở của người tù.
- Câu 5 : Bốn câu thơ sau trích từ "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, câu nào không thay đổi trật tự thành phần?
A. Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
B. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
C. Được mất dương dương người thái thượng.
D. Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
- Câu 6 : Việc đảo trật tự thành phần của một số câu trong "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ mang lại hiệu quả diễn đạt gì?
A. Nhấn mạnh vào thái độ sống ngất ngưởng, yêu đời của tác giả, bất chấp thế sự ra sao.
B. Nhấn mạnh khả năng thay đổi thứ tự các từ phau phau, dương dương, phới phới trong câu.
C. Cho thấy khả năng dùng từ láy rất biến hóa của tác giả trong thể hát nói.
D. Tăng cường hiệu quả liên kết và tính mạch lạc của bài thơ.
- Câu 7 : Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau:
"Con đường nhỏ nhỏ, gió siêu siêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.”
A. Con đường nhỏ nhỏ
B. Gió siêu siêu
C. Lả lả cành hoang
D. Nắng trở chiều
- Câu 8 : Cách thay đổi trật tự nhằm đạt hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh được gặp nhiều nhất ở loại văn bản nào?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết
B. Thơ ca
C. Kịch
D. Văn bản nhật dụng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh