Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 13
- Câu 1 : Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,... những người thợ thủ công còn biết đúc
A. cuốc
B. xẻng
C. trống đồng, thạp đồng
D. dao
- Câu 2 : Ngoài đúc đồng, người Lạc Việt bắt đầu biết
A. đánh bắt cá.
B. đúc tiền.
C. bước đầu biết rèn sắt.
D. bước đầu biết mài đá.
- Câu 3 : Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng
A. hò reo của người dân.
B. chế tác công cụ lao động.
C. trống đồng
D. đập các thanh tre với nhau
- Câu 4 : Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang.
A. ăn nhiều đồ nếp.
B. tục thờ cúng tổ tiên.
C. cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.
D. nhiều trò chơi được tổ chức.
- Câu 5 : Vào những ngày thường, người nam thường
A. đóng khố, mình trần, đi chân đất
B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày đan bằng lá cây
C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
D. đóng khố, mình trần, đi giày lá.
- Câu 6 : Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm
A. cơm nếp, rau quả, thịt, cá.
B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
C. rau khoai, đậu, ngô, khoai, sắn.
D. khoai, đậu, tôm, cá, ngô
- Câu 7 : Hoạt động sản xuất chính của cư dân văn Lang là gì?
A. Săn bắt thú rừng.
B. Trồng lúa nước.
C. Đúc đồng
D. Làm đồ gốm
- Câu 8 : Xã hội Văn Lang không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự phân chia giai cấp
B. Mâu thuẫn giai cấp chưa quá sâu sắc
C. Cư dân sống gắn bó trong các làng, chạ
D. Phân hóa giai cấp trong xã hội phát triển sâu sắc
- Câu 9 : Phương tiện đi lại chủ yếu giữa các làng, chạ của cư dân Văn Lang là
A. Thuyền
B. Ngựa
C. Voi
D. Lừa
- Câu 10 : Nơi ở của cư dân Văn Lang Âu Lạc có đặc điểm gì?
A. Ở nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa
B. Ở nhà đất nện lợp ngói
C. Ở nhà rông làm bằng gỗ
D. Ở trên thuyền
- Câu 11 : Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
A. Lúa gạo là lương thực chính.
B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
C. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.
D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn
- Câu 12 : Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã phản ánh điều gì
A. thuật luyện kim phát triển cao, nổi tiếng ở cả khu vực
B. thuật luyện kim được phát minh ở nước ngoài du nhập vào nước ta.
C. thuật luyện kim được phát minh ở nước ta phát triển ra nước ngoài.
D. công cụ và vật dụng bằng kim loại đã thay thế hoàn toàn đồ đá
- Câu 13 : Nguyên nhân chính nào khiến cư dân Văn Lang phải sống quần tụ trong các làng, chạ?
A. Do họ có chung huyết thống
B. Do cần phải xua đổi thú dữ
C. Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm
D. Do yêu cầu của nền kinh tế công thương nghiệp
- Câu 14 : Câu chuyện "Trầu, cau" và "Bánh chưng, bánh giầy" phản ánh phong tục gì của cư dân Văn Lang?
A. ăn trầu, gói bánh chưng bánh giày trong ngày lễ hội.
B. nhảy múa, hát ca, đua thuyền trong ngày lễ hội.
C. lễ hội, vui chơi được tổ chức thường xuyên.
D. trống lúa nước và lấy đó làm lương thực chính
- Câu 15 : Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta