Thi online- Ôn tập phần di truyền quần thể số 2
- Câu 1 : Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a) . Sau đó người ta đã săn bắt những cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc DT của quần thể sẽ thay đổi theo hướng:
A Tần số alen A và alen a đều không thay đổi
B Tần số alen A và a đều giảm đi
C Tần số alen A tăng lên, alen a giảm đi
D Tần số alen A giảm đi, alen a tăng lên
- Câu 2 : Ở người alen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và lục. Alen B qui định máu đông bình thường còn alen b qui định bệnh máu khó đông. Các cặp alen này trội lặn hoàn toàn, nằm trên NST giới tính X, đoạn không có vùng tương đồng trên Y. Alen D qui định thuận tay phải, alen d qui định thuận tay trái nằm trên NST thường. Theo lí thuyết số kiểu gen tối đa về 3 locut gen trên có thể có ở người là:
A 36
B 27
C 42
D 39
- Câu 3 : Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó:
A Số lượng cá thể được duy trì và ổn định qua các thế hệ
B Tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì và ổn định qua các thế hệ
C Tần số các alen và tần số các kiểu gen được biến đổi qua các thể hệ
D Tần số các alen và tần số các kiểu gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ
- Câu 4 : Một quần thể động vật xét một gen có 3 alen trên NST thường, và một gen có 2 alen trên NST giới tính X không có trên Y. Quần thể này có số kiểu gen tối đa về hai gen trên là:
A 18
B 60
C 30
D 32
- Câu 5 : Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở F4 là
A 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.
B 48,4375% AA : 6,25% Aa : 48,4375% aa.
C 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.
D 50% Aa : 25% AA : 25% aa.
- Câu 6 : Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: (P): 0,25 AA : 0,40 Aa : 0,35 aa . Theo lí thuyết, thành phần các kiểu gen sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở F3 là:
A 0,375 AA : 0,1 Aa : 0,525 aa
B 0,25 AA : 0,40 Aa : 0,35 aa
C 0,425 AA : 0,05 Aa : 0,525 aa
D 0,35 AA : 0,2 Aa : 0,45 aa
- Câu 7 : Ở một quần thể ngẫu phối: xét 2 gen,gen thứ nhất có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng trên NST giới tính X, gen thứ hai có 5 alen nằm trên NST thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa thu được trong quần thể trên từ hai gen này là:
A 45
B 90
C 15
D 135
- Câu 8 : Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là:
A 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
B 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
C 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
D 0,75AA : 0,25aa.
- Câu 9 : Một quần thể của một loài thực vật, xét gen A có 2 alen là A và a; gen B có 3 alen là B1, B2 và B3. Hai gen A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này, tần số của A là 0,6; tần số của B1 là 0,2; tần số của B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng về di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lí thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A, B là:
A 1992
B 1808
C 1945
D 1976
- Câu 10 : Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cây hoa đỏ. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 13 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây hoa đỏ thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:
A 20%
B 10%
C 25%
D 35%
- Câu 11 : Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể đang cân bằng về di truyền, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBb có trong quần thể là:
A 0,2
B 0,24
C 0,04
D 0,4
- Câu 12 : Một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó tỉ lệ của kiểu gen Aa bằng 3 lần tỉ lệ của kiểu gen AA. Tỉ lệ kiểu gen aa của quần thể là:
A 36%
B 37,5%
C 50%
D 25%
- Câu 13 : Một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó tỉ lệ của kiểu gen Aa bằng 8 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Tần số của alen a là:
A 0,5
B 0,4
C 0,2
D 0,3
- Câu 14 : Ở một loài thực vật lưỡng tính sinh sản bằng giao phấn ngẫu nhiên, có gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt mang kiểu gen aa bị chết trên đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 100 hạt (gồm 20 hạt AA, 40 hạt Aa, 40 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1. Các cây F1 ra hoa kết hạt tạo nên thế hệ F2. Tỉ lệ hạt F2 nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là:
A 48/49
B 1/16
C 1/9
D 15/16
- Câu 15 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có 64% số người mang gen bạch tạng. Trong quần thể này, kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ:
A 0,48
B 0,36
C 0,32
D 0,04
- Câu 16 : Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100 cá thể đực mang kiểu gen AA, 700 cá thể đực mang kiểu gen Aa, 200 cá thể cái mang kiểu gen aa. Tần số alen A và a lần lượt là:
A 0,4375 và 0,5625.
B 0,5625 và 0,4375.
C 0,71875 và 0,28125.
D 0,28125 và 0,71875.
- Câu 17 : Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là:
A 4/9
B 1/16
C 1/9
D 2/9
- Câu 18 : Ở một loài thực vật sinh sản bằng giao phấn ngẫu nhiên, có gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 25 hạt (gồm 15 hạt Aa, 10 hạt aa) trên đất có kim loại nặng, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F1. Lấy 3 hạt ở đời F1, xác suất để trong 3 hạt này có 2 hạt nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là:
A
B
C
D
- Câu 19 : Trong một quần thể giao phối, mô tả nào dưới đây là đúng ?
A Tần số tương đối của các alen trong một kiểu gen nào đó của quần thể thay đổi qua các thế hệ
B Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể
C Tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể
D Tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể
- Câu 20 : Ở một loài thực vật sinh sản bằng giao phấn ngẫu nhiên, có gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, a không có khả năng này nên hạt aa không phát triển khi đất có kim loại nặng.Ở môi trường đất ngập mặn, thế hệ xuất phát của một quần thể có 3 cây AA, 3 cây Aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F1 cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ:
A 37,5%.
B 75%.
C 40%.
D 18,75%.
- Câu 21 : Ở người, A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có tỉ lệ người da đen chiếm 64%. Một cặp vợ chồng đều có da đen sinh đứa con đầu lòng có da trắng. Nếu họ sinh đứa thứ hai thì xác suất để đứa thứ hai là con trai có da trắng là:
A 25%.
B 3/8
C 9/16
D 12,5%
- Câu 22 : Ở người, gen A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có số người da đen chiếm tỉ lệ 64%. Ở trong quần thể này có một cặp vợ chồng da đen, xác suất để con đầu lòng của họ có da đen là:
A 9/16
B 9/64
C 75%
D 55/64
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen