Trắc nghiệm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đìn...
- Câu 1 : Theo tác giả văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, trong lịch sử phát triển các ngành nghệ thuật của dân tộc, ngành nghệ thuật nào là phát triển nhất?
A. Kiến trúc.
B. Sân khấu.
C. Hội họa.
D. Thơ ca.
- Câu 2 : Thông tin nào sau đây không đúng với tác giả Trần Đình Hượu?
A. Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, được tặng giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu khoa học và công nghệ như một sự ghi nhận tài năng, tâm huyết và sự đóng góp của ông đối với sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học nước nhà.
B. Trần Đình Hượu là chuyên gia nghiên cứu về triết học, lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
C. Trần Đình Hượu sinh năm 1925, mất năm 1995, quê ở huyện Thanh Chương, Nghệ An.
D. Trần Đình Hượu để lại những công trình nghiên cứu chính là: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1900-1930), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm,Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống....
- Câu 3 : Dòng nào nói đúng về nền văn hóa trong tương lai của dân tộc ta?
A. Nền văn hóa lớn đa sắc tộc.
B. Nền văn hóa có tính dung hòa, người Việt chọn lọc kế thừa các giá trị văn hóa để tạo nên sự hài hòa bình ổn cho đời sống văn hóa của dân tộc mình.
C. Nền văn hóa mới có nội lực bền vững.
D. Nền văn hóa lớn tỏa rạng được giá trị vốn có vào đời sống văn hóa rộng lớn của thế giới.
- Câu 4 : Theo tác giả văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, quan điểm thẩm mĩ (quan niệm về cái đẹp) của người Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Cái đẹp được ưa chuộng là cái đẹp tráng lệ, huy hoàng, lớn lao, kì vĩ.
B. Cái đẹp được ưa chuộng là cái đẹp bình dị, dân dã, thiết thực với đời sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
C. Cái đẹp được ưa chuộng là cái đẹp kì vĩ, huyền ảo, giàu chất trí tuệ.
D. Cái đẹp được ưa chuộng là cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
- Câu 5 : Trong phần hai của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (từ "Giữa các dân tộc..." đến "...sự kích thích của đô thị"), tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về các ngành văn hóa nào để chứng minh cho nhận định: "Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa"?
A. Văn hóa vật chất (kiến trúc, điêu khắc) và văn hóa phi vật chất (âm nhạc, hội họa, thơ ca, triết học, tôn giáo).
B. Văn hóa dân gian (văn học dân gian, sân khấu dân gian) và văn hóa bác học (thơ ca, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, vũ đạo).
C. Thần thoại, tôn giáo, triết học, khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca).
D. Lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, triết học, tôn giáo, thơ ca, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc.
- Câu 6 : Tính thiết thực của văn hóa Việt tạo nên nét hạn chế nào sau đây:
A. Thiếu sáng tạo lớn không đạt đến những giá trị phi phàm, kì vĩ.
B. Không có những giá trị đặc sắc nổi bật.
C. Không thừa hưởng được những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại.
D. Nền văn hóa không lớn tỏa rạng được giá trị vốn có vào đời sống văn hóa lớn của thế giới.
- Câu 7 : Điền vào dấu [...] trong đoạn văn sau:
"Con người được ưa chuộng là [...]. Không chuộng [...] mà cũng không chuộng [...]. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không [...]" (Nhìn về vốn văn hóa dân tộc).A. [Con người hiền lành, tình nghĩa]...[tài]...[trí]...[hiếu chiến].
B. [Con người hiền lành, tình nghĩa]...[trí]...[dũng]...[thượng võ].
C. [con người giản dị, tình nghĩa]...[công danh]...[lợi lộc]...[thượng võ].
D. [con người nhân ái, đôn hậu]...[trí]...[dũng]...[hiếu chiến].
- Câu 8 : Tôn giáo nào có ảnh hưởng nhiều nhất, mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam?
A. Phật giáo, Nho giáo.
B. Ki-tô giáo.
C. Đạo giáo, Hồi giáo.
D. Không có tôn giáo nào.
- Câu 9 : Theo tác giả văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, người Việt Nam có cách ứng xử như thế nào với cái mới?
A. Không dễ hòa hợp với cái mới nhưng cũng không cự tuyệt, chấp nhận cái mới phù hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt.
B. Dễ dàng tiếp nhận cái mới nhưng có chọn lọc để phù hợp với quan niệm, với cuộc sống thiết thực hàng ngày.
C. Khắt khe trong việc lựa chọn, tiếp nhận cái mới nhưng khi xác định được cái mới phù hợp với nhu cầu phát triển của mình thì sẵn sàng tiếp nhận.
D. Rất nhạy bén với cái mới, nhất là những thành tựu mới nhất của nền văn minh nhân loại.
- Câu 10 : Mẫu người được người Việt Nam ưa chuộng là?
A. Con người mưu trí, thông minh.
B. Con người có tài năng xuất chúng.
C. Người hiền lành, tình nghĩa.
D. Con người an nhàn, hưởng thụ.
- Câu 11 : Ở cuối văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, tác giả khẳng định điều gì?
A. Các đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ "ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.
B. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc phải là sự kết hợp giữa "sự tạo tác" của dân tộc mình, đồng thời kết hợp với "sự chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa" những giá trị văn hóa từ bên ngoài.
C. Nền văn hóa Việt Nam mang những nét đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp định cư với tất cả những ưu điểm và nhược điểm của nó trong tiến trình hình thành và phát triển.
D. "Người Việt Nam sống có văn hóa" và chúng ta có quyền tự hào về nền văn hóa riêng của dân tộc mình.
- Câu 12 : Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa giá trị văn hóa bên ngoài tạo nên thế mạnh gì cho văn hóa của mỗi Quốc gia:
A. Nền văn hóa được thừa hưởng những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại; tỏa rạng được giá trị vốn có của dân tộc mình vào đời sống văn hóa rộng lớn của thế giới.
B. Nền văn hóa mới có nội lực bền vững.
C. Tạo nên sự hài hòa, bình ổn trong đời sống văn hóa.
D. Trở thành nên văn hóa lớn, đa sắc tộc.
- Câu 13 : Nội dung và mục đích của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc được tác giả xác định trong phần đầu văn bản là gì?
A. Xác định những yếu tố cội nguồn của nền văn hóa, quá trình vận động phát triển và đưa ra những định hướng để giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa dân tộc.
B. Nhận xét một số mặt của "vốn văn hóa dân tộc" đồng thời gợi mở những hướng nghiên cứu về vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Đưa ra cái nhìn toàn diện, chân xác, thuyết phục về những đặc điểm thuộc về bản sắc văn hóa Việt Nam.
D. Phân tích vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong quá trình phát triển đi lên của đất nước đồng thời đưa ra các nhìn nhận, đánh giá về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- - Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
- - Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiết 1
- - Trắc nghiệm Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
- - Trắc nghiệm Tuyên ngôn Độc lập - Phần Tác giả - Ngữ văn 12
- - Trắc nghiệm Khái quát VHVN từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Bài viết số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tiếp theo - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ Văn 12
- - Trắc nghiệm bài Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ) - Ngữ Văn 12