Ôn tập phần di truyền Menden số 3
- Câu 1 : Tất cả các trường hợp sau đây đều là quy luật di truyền một gen quy định một tính trạng, trừ trường hợp
A Sự biểu hiện của alen này át hoàn toàn sự biểu hiện của alen khác trong cùng một locus gen.
B Sự biểu hiện của alen này át hoàn toàn sự biểu hiện của alen khác giữa các locus gen.
C Trội không hoàn toàn.
D Đồng trội.
- Câu 2 : Một alen nào đó có thể biểu hiện kiểu hình khác nhau tùy thuộc nó được di truyền từ bố hay từ mẹ. Hiện tượng này được gọi là di truyền:
A Theo dòng mẹ
B Liên kết với giới tính
C Riêng rẽ
D Pha trộn
- Câu 3 : Cho biết alen trội quy định tính trạng trội, trội hoàn toàn so với alen lặn quy định tính trạng lặn, các gen nằm trên các NST khác nhau. Thực hiện phép lai: P: AaBbDdee x aaBbddEe. Tỷ lệ kiểu gen mang hai alen trội nhận được ở thế hệ F1 là
A 7/16.
B 3/16.
C 5/16.
D 9/16.
- Câu 4 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
C Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
- Câu 5 : Giống thuần chủng là giống có
A A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
B đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
C đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
- Câu 6 : Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen là
A A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp nhân tố di truyền quy đinh
B mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui đinh.
C do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp
D các giao tử là thuần khiết.
- Câu 7 : Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C mỗi g.tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.
D mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
- Câu 8 : Vận dụng định luật phân li con người đã
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 9 : Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tính trạng trội đem lai là dị hợp?
A Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
B Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
C Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp
D Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp
- Câu 10 : Trường hợp nào sau đây gen không di truyền theo quy luật phân li của Men den
A Các gen cùng nằm trên một NST và sự phân li NST diễn ra bình thường
B Gen nằm trên vùng tương đồng của NSTgiới tính
C Gen nằm trong NST và xảy ra sự rối loạn phân li của NST trong giảm phân
D Các gen cùng nằm trên 1 NST và xảy ra hoán vị với tần số là 50%
- Câu 11 : Xét các trường hợp sau :
A 3 trường hợp
B 5 trường hợp
C 4 trường hợp
D 2 trường hợp
- Câu 12 : Với phép lai AaBb × AaBb trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, trội lặn hoàn toàn sẽ cho ra các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A
B
C
D
- Câu 13 : Ở đậu Hà Lan: Gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Sự di truyền của 2 cặp gen này không phụ thuộc vào nhau.
A Aabb × aaBb.
B AaBb × AaBb.
C AaBb × aabb.
D aaBB × aabb.
- Câu 14 : Ở ngô, kiểu gen AA quy định màu xanh; Aa màu tím, aa màu trắng. Alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các gen quy định màu sắc hạt và hình dạng vỏ hạt di truyền độc lập với nhau. Bố mẹ dị hợp về cả hai tính trang giao phấn với nhau, tỉ lệ cây có hạt tím, trơn là:
A 18,75%.
B 37,5%.
C 12,5%.
D 56,25%.
- Câu 15 : Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai : AaBbDd × AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình A – bbdd ở đời con là
A
B
C
D
- Câu 16 : Cho biết cặp gen Aa qui định chiều cao cây và cặp gen Bb qui định màu hạt trội lặn hoàn toàn. Cặp gen Dd qui định hình dạng quả trội lặn không hoàn toàn. Phép lai xuất phát có kiểu gen: AaBbDd x AaBbDd thì ở thế hệ F1 số loại kiểu hình và tỷ lệ kiểu hình sẽ phân li là:
A 8 loại kiểu hình và tỉ lệ 9 : 18 : 9 : 3 : 6 : 3 : 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.
B 8 loại kiểu hình và tỉ lệ 27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 : 1.
C 12 loại kiểu hình và tỉ lệ 9 : 18 : 9 : 3 : 6 : 3 : 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.
D 12 loại kiểu hình và tỉ lệ 27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 : 1.
- Câu 17 : Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau ở thế hệ F1?
A 10.
B 28.
C 54.
D 27.
- Câu 18 : Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen quy định một tính trạng. Kết quả ít được nghiệm đúng trong thực tế là:
A F1 có 27 kiểu gen.
B Số loại giao tử của P là 8.
C F1 có 8 kiểu hình.
D F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1:2:1)3.
- Câu 19 : Hai cơ thể đều có kiểu gen AaBbCcDDEe giao phối với nhau, tất cả các gen đều phân li độc lập. Tỉ lệ các con có kiểu gen giống bố mẹ ở đời sau là:
A
B
C
D
- Câu 20 : Cho biết không xảy ra đột biến, Tính theo lí thuyết, xác suất sinh con mang 3 alen trội của một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBBDdEe × AaBbddEe là
A
B
C
D
- Câu 21 : Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.3. Tạo các dòng thuần chủng 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả laiTrình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A 1, 2, 3, 4
B 2, 3, 4, 1
C 3, 2, 4, 1
D 2, 1, 3, 4
- Câu 22 : Vận dụng định luật phân li con người đã1- Xác định được kiểu gen đồng hợp trội hay dị hợp nhờ phương pháp thụ phấn2- Dự đoán tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con3- Duy trì được ưu thế lai từ thế hệ F1 sang thế hệ F2 4- Không cho F1 làmgiống trừ trường hợp F1 sinh sảnsinh dưỡng5- Góp phấn giài thích hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gầnSố phương án đúng là
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 23 : Xét các trường hợp sau :1- Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên cặp NST có nhiều cặp gen2- Gen nằm trong tế bào chất trong ty thể hoặc trong lục lạp và trong mỗi bào quan có nhiều gen3- Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có nhiều cặp gen4- Gen nằm trên NST thường và trên mỗi cặp NST có ít cặp gen5- Gen nằm trong tế bào chất trong ty thể hoặc trong lục lạp và trong mỗi bào quan có ít gen6- Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen
A 3 trường hợp
B 5 trường hợp
C 4 trường hợp
D 2 trường hợp
- Câu 24 : Ở đậu Hà Lan: Gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn với gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Sự di truyền của 2 cặp gen này không phụ thuộc vào nhau.Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A Aabb × aaBb.
B AaBb × AaBb.
C AaBb × aabb.
D aaBB × aabb.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen