Bài tập Hàng Hóa - Tiền Tệ - Thị Trường Cực hay có...
- Câu 1 : Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán là
A. hàng hoá.
B. tiền tệ.
C. thị trường.
D. lao động.
- Câu 2 : Giá trị sử dụng của hàng hoá được hiểu là
A. công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
D. công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
- Câu 3 : Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là
A. giá trị hàng hoá.
B. giá trị sử dụng của hàng hoá.
C. giá trị lao động.
D. giá trị sức lao động.
- Câu 4 : Hiện tượng lạm phát xảy ra khi
A. nhà nước phát hành thêm tiền.
B. nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.
C. đồng nội tệ mất giá.
D. tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.
- Câu 5 : Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
A. sản xuất, tiêu dùng.
B. trao đổi mua - bán.
C. phân phối, sử dụng.
D. quá trình lưu thông.
- Câu 6 : Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng
A. khác nhau.
B. giống nhau.
C. ngang nhau.
D. bằng nhau.
- Câu 7 : Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là
A. giá trị của hàng hoá.
B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. tính có ích của hàng hoá.
D. thời gian lao động cá biệt.
- Câu 8 : Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người là
A. giá trị.
B. chức năng.
C. giá trị sử dụng.
D. chất lượng.
- Câu 9 : Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là
A. giá trị.
B. giá trị sử dụng.
C. giá trị cá biệt.
D. giá trị trao đổi.
- Câu 10 : Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hoá?
A. Điện.
B. Nước máy.
C. Không khí.
D. Rau trồng để bán.
- Câu 11 : Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ làm chức năng
A. phương tiện lưu thông.
B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới.
D. giao dịch quốc tế.
- Câu 12 : Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng
A. phương tiện lưu thông.
B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới.
D. giao dịch quốc tế.
- Câu 13 : Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng
A. phương tiện lưu thông.
B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới.
D. giao dịch quốc tế.
- Câu 14 : Người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng là thực hiện chức năng
A. phương tiện lưu thông.
B. phương tiện thanh toán.
C. tiền tệ thế giới.
D. giao dịch quốc tế.
- Câu 15 : Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng
A. giảm phát.
B. thiểu phát.
C. lạm phát.
D. giá trị của tiền tăng lên.
- Câu 16 : Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá sẽ:
A. giảm đi.
B. không tăng.
C. tăng lên.
D. giảm nhanh.
- Câu 17 : A nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. A đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ.
B. A mua vàng cất đi.
C. A gửi số tiền đó vào ngân hàng.
D. A bỏ số tiền đó vào lợn đất.
- Câu 18 : Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. sàn giao dịch.
B. thị trường chứng khoán.
C. chợ.
D. thị trường.
- Câu 19 : Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả.
B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
C. tiền tệ, người mua, người bán.
D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
- Câu 20 : Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?
A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Câu 21 : Mục đích cuối cùng mà người sản xuất hàng hoá hướng đến là
A. giá cả.
B. lợi nhuận.
C. công dụng của hàng hoá.
D. số lượng hàng hoá.
- Câu 22 : Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến hàng hóa là
A. giá cả của hàng hoá.
B. lợi nhuận.
C. công dụng của hàng hoá.
D. mẫu mã của hàng hoá.
- Câu 23 : Nói hàng hoá là một phạm trù lịch sử là vì
A. hàng hoá chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
B. hàng hoá xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.
C. hàng hoá ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
D. hàng hoá ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.
- Câu 24 : Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?
A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.
B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.
C. Giá trị của hàng hoá.
D. Xu hướng của người tiêu dùng.
- Câu 25 : Đâu không phải là chức năng của tiền tệ trong các ý sau đây?
A. Phương tiện thanh toán
B. Tiền tệ thế giới
C. Phương tiện lưu thông
D. Thước đo kinh tế
- Câu 26 : Yếu tố nào dưới đây nói lên tiền tệ là hàng hoá đặc biệt?
A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hoá đã phát triển.
B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
C. Vì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá.
D. Vì tiền tệ là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
- Câu 27 : Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi
A. tiền dùng đề đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
B. tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hoá diễn ra thuận lợi.
C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
- Câu 28 : Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi
A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
B. trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới của một quốc gia.
C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
- Câu 29 : Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hoá, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
B. Hàng hoá, người mua, người bán.
C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
D. Người mua, người bán, tiền tệ.
- Câu 30 : Sản xuất hàng hoá số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người sản xuất.
B. Thị trường.
C. Nhà nước.
D. Người làm dịch vụ.
- Câu 31 : Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
B. Hàng hoá, người mua, người bán.
C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán, cung
D. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
- Câu 32 : Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có
A. giá trị.
B. giá trị sử dụng.
C. giá trị trao đổi.
D. giá trị trên thị trường.
- Câu 33 : Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và:
A. không ngừng được khẳng định.
B. ngày càng đa dạng, phong phú.
C. ngày càng trở nên tinh vi.
D. không ngừng được hoàn thiện.
- Câu 34 : Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó
A. đã được sản xuất ra.
B. được đem ra trao đổi
C. đã được bán cho người mua.
D. được đem ra tiêu dùng
- Câu 35 : Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 36 : Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 37 : Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?
A. Cung bằng cầu.
B. Cung nhỏ hơn cầu.
C. Cung lớn hơn cầu.
D. Cung nhỏ hơn cầu rất nhiều.
- Câu 38 : Khi là người bán hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?
A. Cung bằng cầu.
B. Cung nhỏ hơn cầu.
C. Cung lớn hơn cầu.
D. Cung lớn hơn cầu rất nhiều.
- Câu 39 : Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của
A. sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. lượng hàng hoá được sản xuất
C. lượng vàng được dự trữ.
D. lượng ngoại tệ do Nhà nước nắm giữ.
- Câu 40 : Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ
A. được cất trữ nhiều hơn.
B. được đưa vào lưu thông nhiều hơn.
C. giảm giá trị.
D. giảm số vòng luân chuyển.
- Câu 41 : Khi lạm phát xảy ra thì sức mua của tiền tệ sẽ
A. mạnh lên.
B. tăng lên.
C. không giảm.
D. giảm đi.
- Câu 42 : Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ
A. được cất trữ nhiều hơn.
B. được lưu thông nhiều hơn.
C. tăng giá trị.
D. tăng số vòng luân chuyển.
- Câu 43 : Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng
A. thực hiện.
B. kiểm tra.
C. mua - bán.
D. thông tin.
- Câu 44 : Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do:
A. tác động của người mua.
B. tác động của cung - cầu.
C. tác động của người sản xuất.
D. tác động của người bán.
- Câu 45 : Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, hình thức hàng hóa. Những hàng hóa nào phù hợp thì bán được là thể hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thông tin.
B. Điều tiết sản xuất.
C. Mã hóa.
D. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Câu 46 : Thị trường cung cấp những thông tin, quy mô cung cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại hàng hoá, điều kiện mua bán là thể chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. Thông tin.
C. Điều tiết sản xuất.
D. Mã hóa.
- Câu 47 : Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?
A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Câu 48 : Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Thước đo giá trị.
D. Phương tiện lưu thông.
- Câu 49 : Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là
A. tỉ giá hối đoái.
B. tỉ giá trao đổi.
C. tỉ giá giao dịch.
D. tỉ lệ trao đổi.
- Câu 50 : Tour tham quan Huế - Quảng Trị là loại hàng hoá
A. ở dạng vật thể.
B. hữu hình.
C. không xác định.
D. dịch vụ.
- Câu 51 : Nhà đất được rao bán trên các sàn giao dịch bất động sản là loại hàng hoá
A. dịch vụ.
B. phi vật thể.
C. hữu hình.
D. bất động sản.
- Câu 52 : Anh A bán hai con bò được 16 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 53 : Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 54 : Vợ chồng chị S đã trả cho công ty D 800 triệu đồng để mua một căn hộ trong khu đô thị Q. Trọng trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 55 : Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán
- Câu 56 : Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mĩ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thế hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
A. Giá trị.
B. Giá cả.
C. Giá trị sử dụng.
D. Lượng giá trị.
- Câu 57 : Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhung B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây?
A. Tiền tệ thế giới.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Thước đo giá trị.
- Câu 58 : Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 59 : Gia đình anh A, sau mùa quýt để dành được 150 triệu đồng bỏ vào két sắt để khi cần thì dùng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 60 : A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
- Câu 61 : Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ
A. thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
B. mở rộng sản xuất.
C. mở rộng tối đa sản xuất.
D. bỏ sản xuất
- Câu 62 : Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để lãi nhiều, em sẽ
A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. bỏ sản xuất.
D. giữ nguyên quy mô sản xuất.
- Câu 63 : Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể chức năng nào của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.
B. Thông tin.
C. Điều tiết sản xuất.
D. Định lượng.
- Câu 64 : Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng thực hiện giá trị.
C. Chức năng thừa nhận giá trị.
D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa