- Ôn tập phần sinh thái số 5
- Câu 1 : Trong các loại biến động số lượng cá thể của quần thể, biến động theo chu kỳ là:
A Những nhịp sinh học chịu ảnh hưởng của mặt trời, mặt trăng.
B Biến động số lượng xảy ra do những thay đổi có tinh chu kỳ của điều kiện môi trường.
C Trường hợp số lượng cá thể của quần thể tăng lên theo mùa sinh sản.
D Trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm xuống theo chu kỳ khai thác tài nguyên của con người.
- Câu 2 : Cho các quan hệ sinh thái sau đây:
A 1, 3, 5.
B 1, 3, 5, 6.
C 2,4.
D 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Câu 3 : Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A 11220.
B 11020.
C 11260.
D 11180.
- Câu 4 : Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau nhiều là
A ký sinh.
B ức chế cảm nhiễm.
C vật ăn thịt - con mồi.
D cạnh tranh.
- Câu 5 : Biểu hiện nào sau đây không có nguyên nhân trực tiếp là do quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
A Ong chúa mới nở giết chết các ấu trùng chưa nở.
B Cá mập non mới nở ăn các trứng chưa nở.
C Con voi đầu đàn khi già yếu bị đuổi ra khỏi đàn.
D Mức tử vong đột ngột tăng cao.
- Câu 6 : Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc dinh dưỡng 2?
A Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu.
B Nấm, mối, sóc, chuột, kiến.
C Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn.
D Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu.
- Câu 7 : Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III .
A III và II.
B III và I.
C II và III.
D I và III.
- Câu 8 : Trong một ao cá, để ước lượng số lượng cá rô trong quần thể người ta dùng phương pháp bắt thả ngẫu nhiên. Người ta bắt ngẫu nhiên lên ngày đầu được 250 con sau đó tất cả đều được đánh dấu (không làm cho chúng bị thương). Ngày thứ 2 người ta bắt lên cũng ngẫu nhiên được 200 con thì có 50 con có đánh dấu. Biết trong hai ngày đó không có sự thay đổi nào về kích thước quần thể trong ao trên. Kích thước của quần thể cá rô trong ao trên là
A 1000 con.
B 900 con.
C 1100 con.
D 1200 con.
- Câu 9 : Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?
A Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng.
B Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh.
C Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
D Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.
- Câu 10 : Cho các hoạt động của con người sau đây:
A (1) và (2).
B (3) và (4).
C (2) và (3).
D (1) và (3).
- Câu 11 : Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
D rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
- Câu 12 : Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A Số lượng con non của một lứa đẻ.
B Tỉ lệ đực/cái của quần thể.
C Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu.
D Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.
- Câu 13 : Nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là
A hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng.
C sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
D hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế
- Câu 14 : Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
A cộng sinh, hợp tác và hội sinh.
B kí sinh và ức chế cảm nhiễm.
C cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
D kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Câu 15 : Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, ... có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do
A thực vật có thể tạo ra cácbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.
B các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cácbon có nguồn gốc từ không khí.
C các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cácbon từ môi trường.
D lượng cácbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.
- Câu 16 : Nội dung nào đúng với chu trình các chất khí?
A Phần lớn các chất đi qua quần xã ít bị thất thoát và hoàn lại cho chu trình.
B Phần lớn các chất tách ra đi vào vật chất lắng đọng nên gây thất thoát nhiều.
C Các chất tham gia vào chu trình có nguồn dự trữ từ vỏ Trái Đất.
D Phần lớn các chất đi qua quần xã bị thất thoát và không hoàn lại cho chu trình.
- Câu 17 : Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì
A hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là thấp.
B sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên và hầu hết năng lượng mặt trời sau khi đến Trái đất được phản xạ lại vào trong vũ trụ.
C các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi.
D các sinh vật sản xuất (như thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (như chim, thú).
- Câu 18 : Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m; nặng 34 kg ( loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm; nặng 4-5 kg (loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?
A Loài 2 sống ở vùng xích đạo, loài 1 sống ở Nam cực
B Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở vùng xích đạo
C Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở Nam cực
D Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở nam cực
- Câu 19 : Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?
A Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm
B Ổ sinh thái của bướm được mở rộng
C Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp
D Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại
- Câu 20 : Cho các quan hệ sinh thái sau đây:1. Dây tơ hồng sống ký sinh trên thân cây gỗ. 2. Cây dương xỉ sống bám trên thân cây gỗ.3. Sán lá ký sinh trong gan người. 4. Cây tầm gửi ký sinh trên thân cây chủ.5. Ve bét ký sinh trên lưng trâu, bò. 6. Virut HIV trong cơ thể người bệnh.Trường hợp nào là quan hệ ký sinh hoàn toàn ?
A 1, 3, 5.
B 1, 3, 5, 6.
C 2,4.
D 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Câu 21 : Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III . Hệ sinh thái bền vững nhất và kém bền vững nhất tương ứng là
A III và II.
B III và I.
C II và III.
D I và III.
- Câu 22 : Cho các hoạt động của con người sau đây:(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A (1) và (2).
B (3) và (4).
C (2) và (3).
D (1) và (3).
- Câu 23 : Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ
A cộng sinh, hợp tác và hội sinh.
B kí sinh và ức chế cảm nhiễm.
C cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
D kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
- Câu 24 : Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau :
A 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
D 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen