30 bài tập Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp mức...
- Câu 1 : Đây không phải là đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
A Gắn với đô thị vừa và lớn
B Bao gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp
C Có các xí nghiệp nòng cốt và các xí nghiệp bổ trợ
D Không có dân cư sinh sống
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 hãy cho biết so với trung tâm công nghiệp Thái Nguyên thì Hạ Long không có ngành công nghiệp nào sau đây?
A Luyện kim.
B Vật liệu xây dựng.
C Chế biến nông sản.
D Cơ khí
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng lớn nhất trong cơ cấu GDP?
A Hà Nội.
B Đà Nẵng.
C Nha Trang.
D Vũng Tàu.
- Câu 4 : Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp,các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại rất lớn và lớn:
A Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Hạ Long.
B Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
C Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Đà Nẵng.
D Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vinh.
- Câu 5 : Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố:
A Đất đai, dân cư, lịch sử, kĩ thuật…
B Lịch sử, lao động, cơ sở hạ tầng…
C
Tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử…
D Lao động, kỹ thuật, lịch sử
- Câu 6 : Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là
A Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang.
B Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa.
C Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang.
D Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa
- Câu 7 : Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới
A chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ.
B sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.
C hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư.
D Phân hóa sản xuất giữa các vùng, ra đời vùng kinh tế trọng điểm.
- Câu 8 : Hình thức trung tâm công nghiệp hiện nay chưa xuất hiện ở vùng nào?
A Bắc Trung Bộ
B Trung du miền núi Bắc Bộ
C Tây Nguyên
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 9 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta
A sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm.
B tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
C đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.
D thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
- Câu 10 : Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải là do:
A Vị trí địa lí đắc địa
B Lao động có trình độ cao
C Tài nguyên thiên nhiên giàu có
D Kết cấu hạ tầng đồng bộ
- Câu 11 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là
A đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.
B sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm.
C thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
D tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Câu 12 : Trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khai thác than là:
A Quảng Ninh
B Cẩm Phả
C Hải Phòng
D Thái Nguyên
- Câu 13 : Đây là đặc điểm của một trung tâm công nghiệp
A Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
B Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
C Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D Ranh giới cố định, không gian lãnh thổ khá lớn.
- Câu 14 : Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là
A nhận sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ từ nhóm nước kinh tế phát triển.
B tạo mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu ngoại tệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
D thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho lực lượng lao động đông đảo.
- Câu 15 : Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu là
A tạo nhiều việc làm cho lao động, nâng cao đời sống người dân
B thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu
C sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội
D chuyển giao công nghệ mới, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật
- Câu 16 : Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là
A vị trí địa lí
B đặc điểm địa hình
C tài nguyên khoáng sản
D đặc điểm khí hậu
- Câu 17 : Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :
A Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.
B Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.
C Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.
D Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.
- Câu 18 : Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp :
A Vùng 3.
B Vùng 4.
C Vùng 5.
D Vùng 6.
- Câu 19 : Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
A Quy mô và chức năng của các trung tâm.
B Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
C Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
D Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
- Câu 20 : Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?
A Khu chế xuất.
B Khu công nghệ cao.
C Khu công nghiệp tập trung.
D Xí nghiệp
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)