Trắc nghiệm bài Chí Phèo
- Câu 1 : Đặc điểm nào không phải phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
A. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
B. là nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
C. Kết cấu truyện phóng túng, mang màu sắc chủ quan
D. Nam Cao luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, trong đó có vấn đề nhân phẩm.
- Câu 2 : Nhan đề được nhà xuất bản đổi cho tác phẩm "Chí Phèo" khi in sách lần đầu là
A. Đôi lứa xứng đôi
B. Cái lò gạch cũ
C. Làm Vũ Đại ngày ấy
D. Chí Phèo - Thị Nở
- Câu 3 : Nhan đề Chí Phèo được tác giả Nam Cao dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào?
A. Năm 1951.
B. Năm 1941.
C. Năm 1946.
D. Trước năm 1941.
- Câu 4 : Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là
A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.
B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.
C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.
D. Tất cả đều đúng
- Câu 5 : Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?
A. Vì đánh bạc.
B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
C. Vì giết người trong làng.
D. Vì bị Lí Kiến ghen tuông
- Câu 6 : Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?
A. Chán đời, không muốn sống.
B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.
- Câu 7 : Khi ý thức được hiện tại và dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ điều gì?
A. Nghèo khổ
B. Cô độc
C. Ốm đau
D. Tuổi già
- Câu 8 : Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?
A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
B. Vì hận đời, hận mình.
C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.
- Câu 9 : Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau (Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"). Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến (Chí Phèo, Nam Cao)?
A. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.
B. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.
C. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.
D. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.
- Câu 10 : Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?
A. Xử nhũn với Chí Phèo.
B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.
- Câu 11 : Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm bắt đầu từ khi nào?
A. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.
B. Từ lúc tỉnh rượu.
C. Từ lúc lọt lòng.
D. Từ lúc mới ra tù.
- Câu 12 : Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.
- Câu 13 : Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động gián tiếp nhưng sâu xa đến việc mở ra bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?
A. Chí Phèo - Thị Nở.
B. Chí Phèo - Tự Lãng.
C. Chí Phèo - Bá Kiến.
D. Chí Phèo - Năm Thọ, Binh Chức.
- Câu 14 : Tính cách của nhân vật bá Kiến nói một cách khái quát nhất là:
A. Con người xảo quyệt, độc ác, háo sắc.
B. Lọc lõi, háo lợi, háo danh.
C. Thâm độc, tham tàn, gian xảo.
D. Con người lọc lõi, hiểm ác, gian hùng.
- Câu 15 : Khi bưng bát cháo của Thị Nở, tại sao Chí Phèo lại cảm thấy "mắt hình như ươn ướt"?
A. Vì Chí Phèo đang bị ốm.
B. Vì lần đầu tiên Chí được người đàn bà nấu cho bát cháo.
C. Vì lần đầu tiên Chí được ăn bát cháo ngon.
D. Vì lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành.
- Câu 16 : Ba lần chính Nam Cao kể việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống nhau trong việc thể hiện tính cách số phận bi kịch của Chí Phèo?
A. Cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ.
B. Cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo.
C. Đều căng thẳng, có kịch tính.
D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến.
- Câu 17 : Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu, được lặp lại ở cuối truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao chủ yếu có ý nghĩa:
A. Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ tha hóa, bi kịch như Chí Phèo.
B. Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với những số phận nông dân nghèo bị tha hóa như Chí Phèo.
C. Dự báo về tương lai đứa con, cũng như cha nó, sẽ bị cuộc đời bỏ rơi trong quên lãng.
D. Giải thích lai lịch của Chí Phèo và những người lao động cùng cố như Chí Phèo.
- Câu 18 : Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu tác phẩm có ý nghĩa gì?
A. Đó là tiếng chửi trong vô thức của người say rượu
B. Chí muốn thỏa cơn bực tức của mình
C. Tác giả muốn tạo ra tiếng cười cho người đọc
D. Tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn
- Câu 19 : Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì?
A. Nghệ thuật vị nhân sinh
B. Nghệ thuật nghịch dị
C. Nghệ thuật vị kỉ
D. Nghệ thuật vị nghệ thuật
- Câu 20 : Đối tượng nào được đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám?
A. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo.
B. Giai cấp công nhân và thực dân.
C. Bọn địa chủ và thực dân tàn ác.
D. Bọn phong kiến và thực dân Pháp.
- Câu 21 : Hình tượng nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao được xem như đạt tới mức của một "siêu điển hình" nghệ thuật?
A. Lão Hạc
B. Chí Phèo
C. Hộ (Đời thừa)
D. Điền (Trăng sáng)
- Câu 22 : Tên thật của nhà văn Nam Cao là gì?
A. Nguyễn Tường Lân
B. Trần Hữu Tri
C. Nguyễn Tường Tam
D. Nguyễn Trung Thành
- Câu 23 : Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của nhà văn Nam Cao?
A. Sinh năm 1912, mất năm 1939.
B. Sinh năm 1910, mất năm 1987.
C. Sinh năm 1917, mất năm 1951.
D. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
- Câu 24 : Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của nhà văn Nam Cao?
A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
C. Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Lí Nhân, Hà Nam.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Câu 25 : Tiền đề chủ quan nào đưa Nam Cao đến với con đường "Nghệ thuật vị nhân sinh"?
A. Từ sự bất công của xã hội.
B. Từ trái tim tràn đầy tình yêu thương đồng loại của chính Nam Cao.
C. Từ những trải nghiệm bản thân nhiều vất vả, lao đao, nghèo khổ
D. Từ truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta.
- Câu 26 : Trong các tác phẩm sau đây của Nam Cao, tác phẩm nào không thuộc về đề tài người trí thức nghèo?
A. Đời thừa
B. Một đám cưới
C. Trăng sáng
D. Nước mắt
- Câu 27 : "Chí Phèo" là tác phẩm của nhà văn nào sau đây?
A. Ngô Tất Tố
B. Vũ Trọng Phụng
C. Nam Cao
D. Nguyễn Công Hoan
- Câu 28 : Nhan đề được nhà xuất bản đổi cho tác phẩm "Chí Phèo" khi in sách lần đầu là:
A. Đôi lứa xứng đôi
B. Cái lò gạch cũ
C. Làm Vũ Đại ngày ấy
D. Chí Phèo - Thị Nở
- Câu 29 : Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trở thành con người như thế nào?
A. Chán đời, không muốn sống.
B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.
- Câu 30 : Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?
A. Chí Phèo - Bá Kiến
B. Chí Phèo - Thị Nở
C. Chí Phèo - Năm Thọ
D. Chí Phèo - Tự Lăng
- Câu 31 : Mở đầu cho truyện ngắn với hình ảnh Chí Phèo "vừa đi vừa chửi" thật hài hước và lôi cuốn độc giả đã thể hiện điều gì trong ngòi bút Nam Cao ?
A. Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những gã say rượu thường không tự chủ được bản thân.
B. Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo đã chửi tất tần tật, là một dự báo trừng phạt bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại.
C. Hấp dẫn người đọc vì Chí Phèo đã nhận thức được nguyên nhân cuộc đời mình tha hoá là do bọn cường hào ác bá làng xã.
D. Tạo cái bề ngoài hài hước của Chí Phèo lại là biểu hiện của một tấn bi kịch bên trong. Nụ cười bất giác ban đầu lại lắng đọng một dư vị buồn đau, chua chát trong lòng độc giả.
- Câu 32 : Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.
B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.
C. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
D. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.
- Câu 33 : Sau khi ở tù về, Chí Phèo sinh sống bằng nghề gì ?
A. Thả ống lươn ngoài đồng.
B. Chỉ suốt ngày uống rượu, chẳng làm gì.
C. Làm tay sai cho Bá Kiến và chuyên rạch mặt ăn vạ.
D. Đâm thuê chém mướn.
- Câu 34 : Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau (Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"). Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến?
A. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.
B. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.
C. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.
D. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.
- Câu 35 : Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?
A. Xử nhũn với Chí Phèo.
B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.
- Câu 36 : Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì?
A. Đói rét
B. Bệnh tật
C. Cô độc
D. Tuổi già.
- Câu 37 : Ý nào nói đúng nhất tính cách của nhân vật Bá Kiến ?
A. Xảo quyệt, độc ác, háo sắc
B. Thâm độc, tham tàn, gian xảo
C. Lọc lõi, hiểm ác, gian hùng
D. Lọc lõi, háo danh, háo lợi
- Câu 38 : Ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống trong việc thể hiện tính cách số phận, bi kịch của Chí Phèo?
A. Đều căng thẳng, kịch tính
B. Đều cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ
C. Đều cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo
D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến
- Câu 39 : Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm?
A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.
- Câu 40 : Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?
A. Quyết định yêu thị Nở.
B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ.
C. Quyết định đi đòi lương thiện.
D. Quyết định xin đi ở tù: "Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù".
- Câu 41 : Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo?
A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
B. Vì hận đời, hận mình.
C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HSG môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thống Nhất A
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đồng Phú
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Đình Phùng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 11 năm 2020 - Trường THPT Lương Thế Vinh