Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 17: (có đáp án) Cơ Năng –...
- Câu 1 : Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất
A. Khối lượng
B. Trọng lượng riêng
C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất
D. Khối lượng và vận tốc của vật
- Câu 2 : Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
- Câu 3 : Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng
B. Vận tốc của vật
C. Khối lượng và chất làm vật
D. Khối lượng và vận tốc của vật
- Câu 4 : Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
D. Cả A,B,C đều đúng
- Câu 5 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ năng?
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
D. Cơ năng của vật là một dạng của động năng.
- Câu 6 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe
C. Một máy bay đang bay trên cao
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường
- Câu 7 : Chọn phương án đúng trong các phát biểu sau:
A. Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng
B. Một vật chỉ có thể có động năng hoặc thế năng
C. Cơ năng của vật bằng hiệu thế năng và động năng của vật
D. Cơ năng của vật bằng tích thế năng và động năng của vật
- Câu 8 : Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung? Đó là dạng năng lượng nào?
A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi
B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi
D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
- Câu 9 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau?
A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
C. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng
D. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
- Câu 10 : Cơ năng của vật bằng nhau khi:
A. hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất.
B. hai vật chuyển động với các vận tốc bằng nhau.
C. hai vật chuyển động cùng vận tốc, cùng độ cao và có cùng khối lượng.
D. hai vật có cùng độ cao so với mặt đất.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng