Đề thi Địa Lí Học kì 2 Địa Lí 12 !!
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Vân Đồn.
B. Chân Mây -Lăng Cô.
C. Dung Quất.
D. Chu Lai.
- Câu 2 : Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là:
A. Dầu khí.
B. Bôxit
C. Than.
D. Crôm.
- Câu 3 : Tính đến năm 2007 nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước?
A. 2 vùng.
B. 3 vùng
C. 4 vùng
D. 5 vùng.
- Câu 4 : Cho biểu đồ về diện tích cây cà phê, chè, cao su của nước ta:
A. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. Sự chuyển dịch co cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta
C. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta
- Câu 5 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển loại hình du lịch nào sau đây:
A. Du dịch biển – đảo ở Quảng Ninh.
B. Cả du lịch biển và du lịch núi.
C. Du dịch núi ở Lạng Sơn, Sa Pa.
D. Du lịch sinh thái
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27; 28 hãy cho biết đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất của Duyên hải miền Trung?
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang.
- Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15 hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta:
A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.
B. Vinh, Buôn Ma Thuật, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.
C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.
D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.
- Câu 8 : Phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và đảo là do:
A. khẳng định chủ quyền biển đảo.
B. đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
C. phát triển nghề cá và du lịch.
D. phát triển dịch vụ hàng hải và nghề cá.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận xét nào không đúng về khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?
A. Khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng.
B. Khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa.
C. Khách nội địa nhiều hơn khách quốc tế.
D. Doanh thu du lịch có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khách du lịch.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết cặp ̣biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?
A. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
C. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
D. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.
- Câu 11 : Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:
A. xây dựng các hồ chứa nước ngọt là biện pháp thuỷ lợi quan trọng ở vùng.
B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.
C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng
- Câu 12 : Chuỗi đô thị tương đối lớn và đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết.
B. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
D. Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang – Tháp Chàm.
- Câu 13 : Các cánh đồng muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng lớn nhất nước ta là
A. Diêm Điền, Tĩnh Gia.
B. Văn Lí, Cà Ná
C. Cà Ná, Sa Huỳnh
D. Thạch Khê, Phan Rang
- Câu 14 : Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là nhờ:
A. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.
C. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
D. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.
- Câu 15 : Đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện giải pháp nào sau đây.
A. tận dụng nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào.
B. tận dụng thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn.
D. tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Câu 16 : Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
B. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng chững lại.
C. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước.
D. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ duy trì sản phẩm này trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
- Câu 17 : Tại sao nói việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đem lại lợi ích tổng hợp?
A. Thu hút lao động có tay nghề, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
B. Phát triển công nghiệp, đảm bảo nước tưới, là môi trường nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
C. Khai thác hiệu quả nguồn bô xít dồi dào, bảo vệ rừng, nguồn nước.
D. Đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài, tăng vị thế của vùng trong nền kinh tế đất nước.
- Câu 18 : Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?
A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
C. Thường xuyên cháy rừng.
D. Sa mạc hoá ở bán đảo Cà Mau.
- Câu 19 : Khai thác tổng hợp tài nguyên sinh vật biển, đảo có nghĩa là:
A. khai thác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
B. khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường.
C. khai thác kết hợp với công nghiệp chế biến.
D. tăng cường đánh bắt xa bờ.
- Câu 20 : Thương hiệu nước mắm ngon, nổi tiếng nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Sa Huỳnh
B. Cà Ná.
C. Phan Thiết.
D. Mũi Né
- Câu 21 : Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
A. Biến đổi khí hậu.
B. Mùa khô sâu sắc.
C. Địa hình thấp.
D. Diện tích đất mặn lớn.
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nơi nào sau đây ở nước ta khai thác khí đốt?
A. Hồng Ngọc.
B. Lan Tây.
C. Rạng Đông
D. Bạch Hổ
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm nào sau đây ở Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp không phải từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Thủ Dầu Một.
B. Biên Hoà.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Vũng Tàu.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ nam ra bắc?
A. Vân Phong, Nhơn Hội, Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên.
B. Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai, Nam Phú Yên, Vân Phong.
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.
D. Vân Phong, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Dung Quất, Chu Lai.
- Câu 25 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Vĩnh Phúc.
D. Bắc Ninh.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, hãy cho biết công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên sông Đà?
A. Hòa Bình.
B. Thác Bà.
C. Ninh Bình.
D. Buôn Tua Srah
- Câu 27 : Nhận định nào không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
B. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Giáp với Biển Đông.
- Câu 28 : Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là:
A. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.
B. Có hai mùa mưa khô rõ rệt.
C. Có nguồn nước ngầm phong phú.
D. Có độ ẩm quanh năm cao.
- Câu 29 : Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do:
A. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
- Câu 30 : Cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với vùng Đông Nam Bộ:
A. Cà phê
B. Cao su.
C. Hồ tiêu.
D. Chè.
- Câu 31 : Tài nguyên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. dầu khí
B. lâm sản.
C. nước.
D. đất.
- Câu 32 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?
A. Quảng Ninh
B. Ninh Bình.
C. Hải Dương
D. Thanh Hóa.
- Câu 33 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ
A. Cầu Treo
B. Cha Lo
C. Lao Bảo
D. Tây Trang.
- Câu 34 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của vùng Duyên hải miền Trung là:
A. Vinh, Huế.
B. Huế, Đà Nẵng.
C. Đà Nẵng, Nha Trang
D. Nha Trang, Phan Thiết.
- Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nghi Sơn
B. Dung Quất.
C. Nhơn Hội.
D. Chu Lai.
- Câu 36 : Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. mùa khô kéo dài.
B. đất phèn chiếm diện tích lớn.
C. tài nguyên khoáng sản ít.
D. có nhiều ô trũng ngập nước.
- Câu 37 : Ý nào sau đây không phải là giải pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ ở nước ta:
A. Tránh đánh bắt quá mức
B. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
C. Làm ô nhiễm nước biển
D. Cấm đánh bắt hủy diệt
- Câu 38 : Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài.
B. Biển có độ sâu trung bình.
C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33%.
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
- Câu 39 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có các tỉnh và thành phố là:
A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận.
B. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang.
C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng
- Câu 40 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Thuận.
- Câu 41 : Sông ngòi ở Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi nhất để:
A. phát triển giao thông vận tải đường sông.
B. phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
C. xây dựng các nhà máy thủy điện.
D. nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Câu 42 : Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mùa khô kéo dài sâu sắc.
B. Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.
C. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
D. Chịu ảnh hưởng mạnh của bão.
- Câu 43 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị của nước ta có qui mô dân số trên 1 triệu người là:
A. Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
- Câu 44 : Đặc điểm nổi bật của tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Lãnh thổ hẹp, nằm ở sườn đông Trường Sơn, giáp biển.
B. Lãnh thổ hẹp ngang, có mưa về thu đông và mùa khô kéo dài.
C. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam, giáp biển
D. Lãnh thổ hẹp, bị chia cắt bởi các núi đâm ngang biển.
- Câu 45 : Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội.
B. Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.
C. Khẳng định chủ quyền biển – đảo của nước ta.
D. Thúc đẩy nhanh ngành vận tải biển phát triển.
- Câu 46 : Các đảo đông dân ở nước ta là:
A. Trường Sa Lớn
B. Cát Bà, Lý Sơn.
C. Côn Đảo, Thổ Chu
D. Kiên Hải, Côn Đảo.
- Câu 47 : Các ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng.
C. cơ khí, nhiệt điện, sản xuất ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Câu 48 : Ở Duyên hải Nam Trung Bộ hoạt động công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng chủ yếu là do:
A. kết cấu hạ tầng lạc hậu
B. thường xuyên xảy ra thiên tai.
C. nguồn nhân lực phân bố chưa đều.
D. thiếu nguyên liệu cho công nghiệp.
- Câu 49 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Chế biến nông- lâm- thủy sản.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Khai thác khoáng sản và thủy điện.
- Câu 50 : Hạn chế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. nhiều thiên tai.
B. sức ép của vấn đề dân số.
C. quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp.
D. môi trường bị ô nhiễm.
- Câu 51 : Hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất do có đặc điểm chung nào?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
C. Có điều kiện địa hình thuận lợi.
D. Có khí hậu ổn định, ít thiên tai.
- Câu 52 : Tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hút du khách lớn nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. các bãi tắm, bờ biển đẹp.
B. các danh lam thắng cảnh.
C. các suối nước khoáng, nước nóng.
D. các vườn quốc gia.
- Câu 53 : Yếu tố quyết định nhất trong vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu đối với ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là:
A. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
B. nguồn lao động dồi dào, giá thành lao động rẻ.
C. khí hậu ổn định, ít thiên tai.
D. vốn đầu nước ngoài lớn nhất cả nước.
- Câu 54 : Cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Đăk Lăk.
B. Mơ Nông
C. Lâm Viên.
D. Mộc Châu
- Câu 55 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam xếp theo thứ tự là:
A. Di Linh, Mơ Nông, Đắk Lắk, PleiKu, Kon Tum.
B. Kon Tum, PleiKu, Mơ Nông, Di Linh, Đắk Lắk.
C. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Di Linh, Mộc Châu.
D. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.
- Câu 56 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:
A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng.
B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng.
C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin.
D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin
- Câu 57 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai
C. Sơn La
D. Điện Biên.
- Câu 58 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây:
A. Miền khí hậu phía Nam.
B. Miền khí hậu phía Bắc
C. Miền khí hậu Nam Bộ
D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ
- Câu 59 : Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc
A. Chăm, Hoa.
B. Tày, Nùng.
C. Thái, Mông.
D. Bana, Êđê
- Câu 60 : Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.
B. Số dân vào loại trung bình.
C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta.
- Câu 61 : Nhận định nào đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Các đồng bằng của vùng nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ra ngang biển chia cắt.
B. Có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.
C. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn.
D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại cạn nước.
- Câu 62 : Tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước?
A. Kon Tum
B. Đắk Nông.
C. Đắk Lắk
D. Lâm Đồng
- Câu 63 : Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do:
A. Địa hình thấp, nhiều ô trũng
B. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.
C. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng.
D. Được phù sa bồi đắp hàng năm.
- Câu 64 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn?
A. Hải Phòng, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một.
B. Hải Phòng, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
C. Hải Phòng, Nha Trang, Hải Dương, Đà Nẵng.
D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa.
- Câu 65 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy sắp xếp các cảng biển của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
A. Vũng Áng, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
B. Cái Lân, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
C. Cửa Lò, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
D. Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò, Dung Quất, Chân Mây.
- Câu 66 : Cây trồng chính của vùng Đông Nam Bộ là:
A. Cây công nghiệp ôn đới.
B. Cây công nghiệp nhiệt đới.
C. Cây công nghiệp cận nhiệt đới.
D. Cây lương thực đặc biệt là lúa gạo.
- Câu 67 : Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:
A. Khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.
B. Phát triển trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm.
C. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm cho giá trị cao.
- Câu 68 : Nguyên nhân chủ yếu nào sau dẫn đến Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ngành xay xát nhất cả nước?
A. Có sản lượng lúa nhất cả nước.
B. Dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
D. Nhiều lao động có kinh nghiệm xay xát
- Câu 69 : Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, cần phải:
A. Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.
B. Đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.
D. Gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.
- Câu 70 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng?
A. 3,1%
B. 5,1%
C. 7,1%
D. 9,1%
- Câu 71 : Ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là:
A. chế biến lương thực, thực phẩm.
B. sản xuất hàng tiêu dung.
C. vật liệu xây dựng.
D. cơ khí nông nghiệp
- Câu 72 : Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở nước ta:
A. là hệ thống tiền tiêu góp phần bảo vệ bảo vệ đất liền.
B. là căn cứ để nước ta tiến ra biển lớn trong thời đại mới.
C. là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền.
D. là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.
- Câu 73 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, Cho biết Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các tỉnh, thành phố nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đã Nẵng.
C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng
D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
- Câu 74 : Ý nào không đúng khi nói về địa hình của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Núi, gò đồi ở phía tây.
B. Bờ biển khúc khuỷu với nhiều vũng vịnh.
C. Dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt ở phía đông.
D. Địa hình thấp dần từ đông sang tây.
- Câu 75 : Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.
B. Giải quyết vấn đề nước.
C. Bổ sung nguồn lao động.
D. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
- Câu 76 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tỉ trọng GDP của từng vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là
A. 29,3% và 14,6%.
B. 30,3 % và 15,6%.
C. 31,3 % và 16,6%
D. 32,3% và 17,6%.
- Câu 77 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào nằm ở vùng Tây Nguyên?
A. Cầu Treo, Lao Bảo
B. Tịnh Biên, Vĩnh Xương
C. Lệ Thanh, Bờ Y
D. Lào Cai, Móng Cái
- Câu 78 : Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do:
A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.
B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Sự năng động của nguồn lao động.
D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.
- Câu 79 : Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?
A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.
- Câu 80 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ninh?
A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
B. Cái Bầu, Cô Tô.
C. Cô Tô, Cát Bà.
D. Phú Quốc, Cát Bà.
- Câu 81 : Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh:
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Ninh
D. Quảng Bình.
- Câu 82 : Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh:
A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
B. Ninh Thuận, Bình Thuận
C. Phú Yên, Khánh Hòa.
D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Câu 83 : Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta:
A. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển
B. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ.
D. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên ta
- Câu 84 : Vùng kinh tế trọng điểm nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?
A. Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm.
B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)