Đề kiểm tra 15 phút Địa Lí 12 Học kì 1 (Lần 2) !!
- Câu 1 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có:
A. đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
- Câu 2 : Ở đai ôn đới gió mùa trên núi, nhiệt độ về mùa đông xuống dưới (°C):
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 3 : Ở độ cao từ 1.600m đến 1.700m có:
A. rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim.
B. rêu, địa y phù kín thân, cành cây.
C. nhiều chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
D. nhiều loài thú có lông dày như gấu, sóc,...
- Câu 4 : So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hon.
- Câu 5 : Địa hình bờ biển của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng, biểu hiện là:
A. có nhiều vịnh, đảo, quần đảo, nơi thấp phẳng.
B. vùng biển có đáy nông, nhưng vẫn có vịnh nước sâu.
C. có vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.
D. có vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ.
- Câu 6 : Nhận xét nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?
A. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ.
B. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
C. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
D. Không có thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới.
- Câu 7 : Càng về phía Nam nước ta thì:
A. Nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
B. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
D. Biên độ nhiệt năm càng tăng.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là dãy núi nào sau đây?
A. Dãy Trường Sơn.
B. Dãy Ngọc Linh.
C. Dãy Hoành Sơn.
D. Dãy Bạch Mã.
- Câu 9 : Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi:
A. diện tích rừng ít nhất cả nước.
B. có sắt, crôm, titan, thiếc...
C. không có các cồn cát ven biển.
D. ít bão, lũ, hạn hán xảy ra.
- Câu 10 : Nhiệt độ quanh năm ở đai ôn đới gió mùa là dưới (°C):
A. 13.
B. 14.
C. 15.
D. 16.
- Câu 11 : Đặc điểm nào sau đây về địa hình không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam.
B. Dải đồng bằng thu hẹp.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
D. Các dãy núi xen kẽ với thung lũng sông.
- Câu 12 : Nhận xét nào sau đây không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp.
B. Có nhiều loài thực vật phương Bắc.
C. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.
- Câu 13 : Đất ở đai nhiệt đới gió mùa bao gồm:
A. đất vùng đồi núi thấp và đất đồng bằng.
B. đất đồng bằng và đất vùng núi cao.
C. đất vùng đồi núi cao và đất ven biển.
D. đất ven biển và đất vùng đồi núi thấp.
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu phần phía Nam lãnh thổ?
A. Quanh năm nóng.
B. Mùa khô có mưa phùn.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới .
D. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão?
A. Tây Nguyên.
B. Nam Trung Bộ.
C. Tây Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 16 : Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m):
A. 2500.
B. 2600.
C. 2700.
D. 2800.
- Câu 17 : Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài là đặc điểm của hệ sinh thái ở độ cao:
A. dưới 600 - 700m.
B. dưới 900 - 1.000m.
C. từ 700 đến 1.600 - 1.700m.
D. trên 1.600 - 1.700m.
- Câu 18 : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi:
A. có mối quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất - kiến tạo.
B. có địa hình núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế.
C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
D. tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thực vật phương nam.
- Câu 19 : Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.
C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Địa hình hiểm trở, động đất.
- Câu 20 : Loại nào sau đây không phải là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt?
A. Rừng thường xanh trên đá vôi.
B. Rừng cận nhiệt lá kim.
C. Rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển.
D. Rừng tràm trên đất phèn.
- Câu 21 : Đặc trưng khí hậu của vùng lãnh thổ phía bắc là:
A. Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Cận xích đạo gió mùa.
C. Cận xích đạo gió mùa.
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Câu 22 : Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta .
A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
B. Thềm lục địa phía bắc và phía nam có đáy nông mở rộng.
C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
D. Thềm lục địa miền trung thu hẹp tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm chủ yếu trên .
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.
- Câu 24 : Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao lên đến:
A. 500 – 600m.
B. 600 – 700m.
C. 700 – 800m.
D. 800 – 900m.
- Câu 25 : Ở độ cao nào sau đây, trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim thuộc khu hệ Himalaya?
A. Trên 900 - 1.000m.
B. Dưới 1.000 - 1.600m.
C. Trên 1.600 - 1.700m.
D. Dưới 1.600 - 1.700m.
- Câu 26 : Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất:
A. phù sa.
B. xám bạc màu.
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
- Câu 27 : Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở:
A. Tây Bắc
B. Đông bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam bộ
- Câu 28 : Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía nam lãnh thổ nước ta:
A. Thú lớn (voi, hổ, báo)
B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)
C. Thú có nguồn gốc từ Mã lai - Inđô nêxia
D. Trăn, rắn cá sấu ....
- Câu 29 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Lạng Sơn so với Nha Trang?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn.
D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)