Trắc nghiệm GDCD 11 bài 9: Nhà nước Xã hội chủ ngh...
- Câu 1 : Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện
A. Tính giai cấp của Nhà nước
B. Tính nhân dân của Nhà nước
C. Tính dân tộc của Nhà nước
D. Tính cộng đồng của Nhà nước
- Câu 2 : Nhà nước xuất hiện do đâu?
A. Do ý muốn chủ quan của con người.
B. Do ý chí của giai cấp thống trị.
C. Là một tất yếu khách quan.
D. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
- Câu 3 : Bản chất của nhà nước là gì?
A. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.
B. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.
C. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.
D. Mang bản chất của giai cấp thống trị.
- Câu 4 : Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
C.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.
- Câu 5 : Thời kì quá độ lên CNXH ở trên phạm vi cả nước ở nước ta bắt đầu từ khi nào.
A. 1945.
B. 1954.
C. 1975
D. 1993
- Câu 6 : Hoạt động nào sau đây thể hiện anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Tố cáo hành vi tham nhũng.
B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.
C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
D. Tham gia các hoạt động xã hội
- Câu 7 : M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?
A. Trí tuệ của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Lí tưởng của công dân.
D. Trách nhiệm của công dân.
- Câu 8 : Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 9 : Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?
A. Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN
B. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN
C. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN
D. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN
- Câu 10 : Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
A. người có chức có quyền
B. số đông
C. một nhóm người
D. nhân dân
- Câu 11 : Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ trong quá trình hoạt động luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cả
A. dân tộc
B. thế giới
C. khu vực
D. một nhóm người
- Câu 12 : Quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, xã hội phân chia thành giai cấp đối lập nhau là điều kiện để xuất hiện
A. nhà nước
B. luật lệ
C. chính sách
D. chủ trương
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
B. Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền
C. Bảo đảm lợi ích của đảng viên
D. Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức
- Câu 14 : Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. bạo lực và trấn áp
B. tổ chức và xây dựng
C. bạo lực và xây dựng
D. xây dựng và trấn áp
- Câu 15 : Nội dung nào dưới đây sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Là nhà nước của nhân dân
B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân
C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân
D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác
- Câu 16 : Nhiệm vụ nào sau đâu không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Xây dựng chính quyền
B. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước
C. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật
D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội
- Câu 17 : Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng?
A. Có thể tuyên truyền
B. Là nhiệm vụ của công dân
C. Không bắt buộc
D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền
- Câu 18 : Mỗi công dân cần phải thể hiện trách nhiệm nào sau đây để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của cán bộ nhà nước
B. Giới thiệu nhiều người thân tham gia bộ máy chính quyền
C. Phê phán các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước
D. Đấu tranh yêu cầu chính quyền đảm bảo mọi sự tự do cho công dân
- Câu 19 : F viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông G. Vậy việc làm của F thể hiện điều nào dưới đây trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Trách nhiệm
B. Nghĩa vụ
C. Sự hiếu thắng
D. Sự góp ý
- Câu 20 : K thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền?
A. Nghĩa vụ
B. Trách nhiệm
C. Sự hiếu thắng
D. Sự góp ý
- Câu 21 : Trên đường đi, Minh thấy một người đang cắt trộm dây cáp điện, Minh băn khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp ?
A. Làm ngơ coi như không biết
B. Xông vào bắt.
C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm.
D. Báo cho công an hoặc Uỷ ban nhân dân
- Câu 22 : Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước.
A. Chỉ cán bộ, công chức mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước.
C. Xây dựng Nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền.
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác của mỗi người.
- Câu 23 : Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
A. Anh G không vi phạm pháp luật.
B. Anh C không tố giác tội phạm.
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường.
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật.
- Câu 24 : Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chon cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp ?
A. Rủ thêm một số người tham gia
B. Cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
- Câu 25 : Khi bàn về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiều ý kiến khác nhau. Em sẽ lựa chọn ý kiến nào dưới đây?
A. Chỉ có cán bộ Nhà nước mới có trách nhiệm.
B. Đây là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.
C. Đây là quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Đây là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam.
- Câu 26 : Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp này em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Lờ đi xem như không biết gì.
B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
C. Trao đổi với bạn bề về hành vi này.
D. Đưa sự việc này lên Facebook.
- Câu 27 : Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm và dặn cậu con trai học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
- Câu 28 : Những ngày cuối năm 2018 Hạnh thường được Trang suốt ngày rao giảng về "Đức thánh chúa trời" và rủ nên đi lễ để không bị ốm đau bệnh tật, tai qua nạn khỏi. Hạnh không nghe theo, không làm theo mà còn phân tích cho Trang hiểu hành động sai trái của mình. Đề nghị Trang tập trung vào học tập để sau này xây dựng quê hương, đất nước. Việc làm trên của Hạnh chứng tỏ em đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
- Câu 29 : Là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị lôi kéo vào ham mê điện tử, nghiện ma túy. Chúng thường bắt Tiến phải lấy trộm tiền hoặc vật dụng có giá trị của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Thấy thế Nam khuyên nhủ Tiến không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ Tiến và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của Tiến và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện. Hành vi của Nam đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
B. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
D. Thường xuyên nêu cao tinh thần
- Câu 30 : Lần nào ông H say rượu cũng chửi bới khắp làng. Đối tượng mà ông ta hay chửi nhất là bác trưởng thôn và cán bộ xã nhà, vì ông có bức xúc về vấn đề gia đình ông không được công nhận hộ nghèo, nên đứa con út đi học không được miễn giảm học phí (Gia đình ông có 3/4 người trong độ tuổi lao động và đều có việc làm ổn định). Hành vi của ông H đã không thực hiện tốt trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
A. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
B. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
D. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Câu 31 : A đã sử dụng Facebook để viết bài và tuyên truyền các thông tin sai lệch nói xấu Đảng và Nhà nước. Nếu em là bạn trên Facebook của A, em phải lựa chọn cách ứng xử này sau đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với việc góp phần xây dựng nhà nước?
A. Chia sẻ thông tin.
B. Bình luận để tán thành, cổ vũ.
C. Phê phán, đấu tranh.
D. Chỉ đọc không thể hiện thái độ.
- Câu 32 : Ông A kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước?
A. Pháp chế.
B. Chủ trương.
C. Pháp luật.
D. Hiến pháp.
- Câu 33 : Để đảm bảo an ninh cho biên giới quốc gia, hằng ngày, hằng giờ các chiến sĩ bộ đội biên phòng luôn tuần tra, canh gác, bảo đảm
A. an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
B. các điều kiện tổ chức, xây dựng đất nước.
C. các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
D. lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Câu 34 : Anh A tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Góp ý vào các dự thảo luật
B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt
C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường
D. Tham gia các hoạt động xã hội
- Câu 35 : Anh N tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?
A. Tố cáo hành vi tham nhũng
B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt
C. Tham gia các hoạt động xã hội
D. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường
- Câu 36 : Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng, em sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Lơ đi xem như không biết gì
B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền
C. Trao đổi với bạn bè về hành vi này
D. Đưa sự việc này lên Facebook
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa