Trắc nghiệm bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- Câu 1 : Tìm lỗi sai trong câu văn sau Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.
A. Thu hút
B. Kinh doanh
C. Béo bổ
D. Sự đầu tư
- Câu 2 : Từ "mắt" trong câu nào mang nghĩa gốc?
A. Đôi mắt của chị nhìn về xa xăm.
B. Hắn là một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán trái phép.
C. Chiếc rổ đan thưa mắt này thật đẹp.
D. Vì xích xe đạp trùng nên phải cắt bớt hai mắt.
- Câu 3 : Tiếng Việt sử dụng mượn ngôn ngữ của nước nào nhiều nhất?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Anh
C. Tiếng Đức
D. Tiếng Pháp
- Câu 4 : Tìm lỗi sai trong câu văn sau: Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
A. Sự kiện
B. Đưa tin
C. Báo chí
D. Tấp nập
- Câu 5 : Trong những câu sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ?
A. Mẹ tôi mua một cuốn bách khoa toàn thư của gia đình.
B. Bộ Tài chính chuẩn bị dự thảo về thuế đất cho quốc hội xem.
C. Bác của An là đại sứ quán ở Cu Ba.
D. Bộ phim này không có không khí chút nào!.
- Câu 6 : Trong các câu thơ sau, câu nào sử dụng từ Hán Việt?
A. Thuyền ta lái gió với buồm trăng
B. Biển cho ta cá như lòng mẹ
C. Mẹ cùng cha công tác bận không về
D. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Câu 7 : Đoạn thơ sau có sử dụng từ địa phương không?Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở Huế
A. Có
B. Không
- Câu 8 : Từ ngọn trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu)
B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)
C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt)
D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu)
- Câu 9 : Từ tượng thanh là?
A. Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái... của sự vật.
B. Là những từ gợi tả âm thanh của sự vật, hiện tượng.
C. Là những từ có nhiều nghĩa, ngoài nghĩa gốc.
D. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
- Câu 10 : Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?Có tài mà cậy chi tài,Chữ tài liền với chữ tai một vần.
A. Phép ẩn dụ
B. Nói quá
C. So sánh
D. Phép chơi chữ
- Câu 11 : Cho đoạn văn sauĐám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc, nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loảng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.Từ nào sau đây không phải từ tượng hình trong đoạn văn trên?
A. Lốm đốm
B. Lê thê
C. Loáng thoáng
D. Thỉnh thoảng
- Câu 12 : Từ tượng hình được hiểu là?
A. Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, hiện tượng.
B. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
C. Là những từ giàu sức biểu cảm.
D. Là những từ có nhiều nghĩa ngoài nghĩa gốc.
- Câu 13 : Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào ?Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa
A. So sánh, nhân hoá
B. Nói quá, liệt kê
C. Ẩn dụ, hoán dụ
D. Chơi chữ và điệp ngữ
- Câu 14 : Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
- Câu 15 : Phép so sánh trong hai câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự rộng lớn của biển cả.
B. Nhấn mạnh tác dụng của biển cả.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của biển cả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà