Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng...
- Câu 1 : Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%)
A. 41,0
B. 42,0
C. 43,0
D. 44,0
- Câu 2 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng của nước ta suy giảm nhanh là do
A. cháy rừng vì sét đánh
B. khai thác bừa bãi quá mức
C. công tác trồng rừng chưa tốt
D. chiến tranh lâu dài
- Câu 3 : Điểm nào sau đây không đúng khi nói về rừng của nước ta?
A. Tổng diện tích rừng đang tăng dần lên
B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái
C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn
D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi
- Câu 4 : Từ năm 1983 đến nay, xu hướng biến động rừng không tăng về
A. chất lượng rừng
B. tổng diện tích có rừng
C. diện tích rừng tự nhiên
D. độ che phủ rừng
- Câu 5 : Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì:
A. diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên
B. rừng giàu hiện nay còn rất ít (chỉ vài trăm nghìn ha)
C. chất lượng rừng không ngừng giảm sút
D. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn
- Câu 6 : Theo quy hoạch, chúng ta phải nâng độ che phủ của cả nước hiện tại từ trên 30% lên đến (%)
A. 45 – 50
B. 50 – 55
C. 55 – 60
D. 60 – 65
- Câu 7 : Ý nghĩa to lớn của rừng đối với môi trường là:
A. cung cấp gỗ, củi
B. tài nguyên du lịch
C. cân bằng sinh thái
D. cung cấp dược liệu
- Câu 8 : Ở nước ta, rừng được phân ra thành các loại:
A. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia
B. Vườn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
C. Rừng sản xuất, khu dự trữ tự nhiên, rừng phòng hộ
D. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
- Câu 9 : Theo mục đích sử dụng, rừng được phân thành ba loại:
A. Rừng phòng hộ, rừng rậm, rừng thưa
B. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
C. Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng rậm
D. Rừng đặc dụng, rừng tre nứa, rừng cây gỗ
- Câu 10 : Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
A. sản xuất
B. đặc dụng
C. phòng hộ
D. ven biển
- Câu 11 : Biện pháp nào sau đây được thực hiện đối với cả 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)?
A. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc
B. Bảo vệ đa dạng sinh học của các vườn quốc gia
C. giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân
D. Duy trì phát triển độ phì và chất lượng rừng
- Câu 12 : Biểu hiện tính đa dạng cao của sinh vật tự nhiên ở nước ta là tính đa dạng về
A. loài, hệ sinh thái, gen
B. gen, hệ sinh thái, loài thú
C. loài thú, hệ sinh thái, loài cá
D. loài cá, gen, hệ sinh thái
- Câu 13 : Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta không phải biểu hiện ở sự suy giảm của
A. số lượng thành phần loài
B. nguồn gen quý hiếm
C. các kiểu hệ sinh thái
D. tốc độ sinh trưởng của sinh vật
- Câu 14 : Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là
A. ô nhiễm môi trường
B. chiến tranh tàn phá các khu rừng
C. biến đổi khí hậu
D. săn bắn động vật hoang dã
- Câu 15 : Làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do
A. các dịch bệnh
B. sự khai thác bừa bãi và phá rừng
C. chiến tranh tàn phá
D. cháy rừng và các thiên tai khác
- Câu 16 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt?
A. Ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức
B. Khai thác quá mức và các dịch bệnh
C. Dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường
D. Thời tiết thất thường và khai thác quá mức
- Câu 17 : Hậu quả nào sau đây do việc ô nhiễm môi trường ở vùng cửa sông, ven biển gây ra?
A. Biến đổi khí hậu
B. Mưa axit
C. Hải sản giảm sút
D. Cạn kiệt dòng chảy
- Câu 18 : Biện pháp nào sau đây không liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia
B. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp
C. Ban hành Sách đỏ Việt Nam
D. Quy định việc khai thác
- Câu 19 : Số loài thực vật đưa vào Sách đỏ Việt Nam là
A. 340
B. 350
C. 360
D. 370
- Câu 20 : Số loài động vật đưa vào Sách đỏ Việt Nam là
A. 340
B. 350
C. 360
D. 370
- Câu 21 : Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp về quy định khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước?
A. Cấm khai thác gỗ quý
B. Cấm săn bắt động vật trái phép
C. Cấm gây ô nhiễm không khí
D. Cấm gây độc hại cho môi trường nước
- Câu 22 : Nhận xét nào sau đây đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta?
A. Đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên
B. Trung bình đất nông nghiệp trên đầu người của nước ta rất cao
C. Trong số diện tích đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất đồi núi đang bị thoái hóa
D. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng rất lớn.
- Câu 23 : Nhận xét nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta hiện nay?
A. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người nhỏ.
B. Diện tích đất chuyên dùng ngày càng ít
C. Diện tích đất có rừng còn thấp
D. Diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn
- Câu 24 : Nhận xét nào sau đây không đúng về đất đai nước ta hiện nay?
A. Diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh
B. Diện tích đất đai bị suy thoái chỉ còn không đáng kể
C. Khoảng 28% diện tích đất đai bị đe dọa hoang mạc hóa
D. Xâm thực, xói mòn đất diễn ra nhiều nơi ở vùng đồi núi
- Câu 25 : Hiện tượng nào sau đây biểu hiện của tài nguyên đất bị suy thoái ở miền núi?
A. Xói mòn
B. Nhiễm mặn
C. Phèn
D. Glây hóa
- Câu 26 : Cần thực hiện biện pháp nào về mặt kĩ thuật canh tác sau đây để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?
A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư
B. Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp
C. Trồng trọt theo đường bình độ
D. Bảo vệ rừng và đất rừng
- Câu 27 : Để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp
A. thủy lợi, canh tác
B. canh tác, bón phân
C. bón phân, bảo vệ rừng
D. bảo vệ rừng, định cư
- Câu 28 : Biện pháp nào sau đây không thuộc về kĩ thuật canh tác trên đất dốc để chống xói mòn?
A. Làm ruộng bậc thang
B. Đào hố vẩy cá
C. Trồng cây theo băng
D. Chủ động tưới tiêu
- Câu 29 : Biện pháp có hiệu quả cao để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là:
A. phát triển mạnh thủy lợi
B. thực hiện các kĩ thuật canh tác
C. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp
D. xóa đói, giảm nghèo cho người dân
- Câu 30 : Biện pháp nào kém hiệu quả khi sử dụng để chống xói mòn đất ở vùng đồi núi nước ta?
A. Đào hố vẩy cá
B. Bón nhiều phân hóa học
C. Trồng rừng
D. Làm ruộng bậc thang
- Câu 31 : Cần sử dụng các biện pháp nào sau đây để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp?
A. Thâm canh, canh tác hợp lí, bón phân cải tạo đất
B. Làm ruộng bậc thang; chống bạc màu, glây, nhiễm mặn
C. Đào hố vẩy cá, chống ô nhiễm đất do thuốc trừ sâu
D. Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, chống bạc màu
- Câu 32 : Đất đồng bằng bị ô nhiễm không phải do nguyên nhân nào sau đây gây ra?
A. Chất độc hóa học các loại
B. Dư lượng thuốc trừ sâu
C. Chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn
D. Rác thải từ hoạt động du lịch
- Câu 33 : Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp đến bảo vệ tài nguyên đất ở đồng bằng?
A. Bón phân cải tạo đất thích hợp
B. Canh tác hợp lí
C. Bảo vệ rừng và đất rừng
D. Chống nhiễm mặn, nhiễm phèn
- Câu 34 : Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng là
A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp
B. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc
C. chống suy thoái và ô nhiếm đất
D. ngăn chặn nạn du canh, du cư
- Câu 35 : Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là
A. làm ruộng bậc thang
B. đào hố vẩy cá
C. bón phân thích hợp
D. trồng cây theo băng
- Câu 36 : Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cần
A. quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản
B. bảo vệ nguồn nước sạch chốg nhiễm bẩn
C. kiểm soát các chất thải độc hại vào môi trường
D. sử dụng hợp lí các vùng cửa sông ven biển
- Câu 37 : Nguồn nào sau đây được xem là chủ yếu nhất gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta?
A. Chất thải sinh hoạt của các khu dân cư
B. Chất thải của hoạt động du lịch
C. Nước thải công nghiệp và đô thị
D. Hóa chất dư thừa trong nông nghiệp
- Câu 38 : Vấn đề nào sau đây chưa được xem là quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ở trong cả nước ta hiện nay?
A. Ngập lụt vào mùa mưa
B. Thiếu nước vào mùa khô
C. Nhiễm mặn ở một số vùng
D. Ô nhiễm môi trường nước
- Câu 39 : Biện pháp nào sau đây không tác động trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta hiện nay?
A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
B. Đảm bảo cân bằng nước
C. Phòng chống ô nhiễm nước
D. Bảo vệ rừng và trồng rừng
- Câu 40 : Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
A. Quản lí chặt chẽ việc khai thác
B. Tránh lãng phí tài nguyên
C. Phòng chống biến đổi khí hậu
D. Phòng chống ô nhiễm môi trường
- Câu 41 : Biện pháp nào sau đây không tác động trực tiếp đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta hiện nay?
A. Nâng số lượt khách du lịch lên nhiều hơn
B. Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch
C. Bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm
D. Phát triển du lịch sinh thái
- Câu 42 : Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân góp phần làm cho tài nguyên biển bị cạn kiệt?
A. Giao thông vận tải
B. Du lịch biển – đảo
C. Đánh bắt thủy sản
D. Nuôi trồng thủy sản
- Câu 43 : Hoạt động nào sau đây ở nước ta đã sử dụng tài nguyên khí hậu?
A. Sản xuất pin mặt trời, phong điện
B. Phong điện, thủy điện
C. Thủy điện, sản xuất pin mặt trời
D. Sản xuất pin mặt trời, nhiệt điện
- Câu 44 : Tài nguyên thiên nhiên nước ta bị suy giảm, chủ yếu do
A. sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng thị trường
B. khai thác, sử dụng bừa bãi không có kế hoạch
C. sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng nhiều khu công nghiệp
D. sự phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
- Câu 45 : Cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta, vì:
A. thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra
B. đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài
C. dân số tăng nhanh, đời sống xã hội nâng cao
D. khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)