Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 11 năm học 2019 -...
- Câu 1 : Quá trình cố định nitơ trong khí quyển (nitơ phân tử) nhờ nhóm sinh vật:
A. vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh
B. vi khuẩn kí sinh
C. vi khuẩn cộng sinh
D. vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn cộng sinh
- Câu 2 : Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:
A. Lúa
B. Đậu tương
C. Củ cải
D. Ngô
- Câu 3 : Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?
A. Ở chất nền
B. Ở tilacôit
C. Ở màng ngoài
D. Ở màng trong
- Câu 4 : Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách:
A. cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
B. một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ
C. nhờ rễ chính
D. cả A và B
- Câu 5 : Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:
A. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> ruột -> hậu môn
B. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn
C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> diều -> ruột -> hậu môn
D. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> diều -> ruột -> hậu môn
- Câu 6 : Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
A. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
B. Là những nguyên tố gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể
C. Không thể thay thế bởi các nguyên tố nào khác dù chúng có tính chất hóa học tương tự
D. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể
- Câu 7 : Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu
- Câu 8 : Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?
A. Nhóm thực vật CAM
B. Nhóm thực vật C4 và CAM
C. Nhóm thực vật C3
D. Nhóm thực vật C4
- Câu 9 : Thuật ngữ "nitrôgennaza" khiến em liên tưởng đến nhóm vi khuẩn nào?
A. Vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn amôn hoá
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá
D. Vi khuẩn nitrat hoá
- Câu 10 : Người ta thường bón phân cho cây theo mấy phương pháp chủ yếu?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 11 : Đâu không phải là một trong những điều kiện cần cho quá trình cố định nitơ khí quyển?
A. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
B. Môi trường hiếu khí
C. Có lực khử mạnh
D. Được cung cấp năng lượng ATP
- Câu 12 : Vi khuẩn phản nitrat hoá sẽ chuyển hoá nitrat trong đất thành
A. amôn
B. nitơ tự do
C. nitrit
D. axit nitric
- Câu 13 : Ở thực vật quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Nitrat → Nitrit → Amôni
B. Nitrat → Amôni → Nitrit
C. Nitrit → Nitrat → Amôni
D. Nitrit → Amôni → Nitrat
- Câu 14 : Nitơ tham gia cấu tạo nên phân tử hữu cơ nào dưới đây?
A. Diệp lục
B. Prôtêin
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Axit nuclêic
- Câu 15 : Loại sắc tố nào được xem là trung tâm của phản ứng quang hợp ở thực vật?
A. Carôtenôit
B. Diệp lục b
C. Diệp lục a
D. Xantôphyl
- Câu 16 : Khí cacbônic xâm nhập vào lá cây chủ yếu qua con đường nào?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Theo dòng mạch gỗ đi lên lá
C. Khuếch tán qua khí khổng
D. Khuếch tán qua lớp cutin
- Câu 17 : Quá trình quang hợp ở thực vật cần đến sự có mặt của nhân tố nào dưới đây?
A. Diệp lục
B. Ánh sáng
C. Nước
D. Tất cả các phương án còn lại
- Câu 18 : Loại thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều carôtenôit?
A. Hồng xiêm
B. Nho
C. Súp lơ
D. Cà rốt
- Câu 19 : Carôtenôit tạo ra màu sắc nào dưới đây ở các cơ quan của thực vật?
A. Vàng
B. Da cam
C. Đỏ
D. Tất cả các phương án còn lại
- Câu 20 : Diệp lục gồm có mấy loại chủ yếu?
A. 6
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 21 : Cặp chất nào dưới đây có vai trò đối kháng nhau trong hô hấp và quang hợp?
A. Khí cacbônic và khí ôxi
B. Khí ôxi và glucôzơ
C. Nước và khí cacbônic
D. Nước và glucôzơ
- Câu 22 : Trong tế bào thực vật, bào quan nào đóng vai trò chủ đạo trong quang hợp?
A. Lưới nội chất
B. Không bào
C. Ti thể
D. Lục lạp
- Câu 23 : Chất nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quang hợp?
A. Tinh bột
B. Khí ôxi
C. Nước
D. Khí cacbônic
- Câu 24 : Trong quá trình quang hợp, sản phẩm nào của pha sáng được sử dụng trong pha tối?
A. FADH2 và ATP
B. ATP và NADPH
C. O2 và ATP
D. H2O và O2
- Câu 25 : Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối của quang hợp?
A. Ánh sáng
B. Nhiệt độ
C. Nước
D. Độ pH
- Câu 26 : Nhân tố nào dưới đây vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho quang hợp xảy ra đồng thời tham gia vào hoạt động điều tiết khí khổng và điều hoà nhiệt độ lá?
A. Ánh sáng
B. Nhiệt độ
C. Nước
D. Khí cacbônic
- Câu 27 : Nguyên tố khoáng nào dưới đây vừa là thành phần cấu tạo nên enzim quang hợp, vừa là thành phần cấu tạo nên diệp lục?
A. K
B. Ni
C. N
D. Bo
- Câu 28 : Quang hợp không xảy ra ở miền ánh sáng nào dưới đây?
A. Miền ánh sáng xanh lục
B. Miền ánh sáng xanh tím
C. Miền ánh sáng đỏ
D. Tất cả các phương án còn lại
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước