Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2019-2020 tr...
- Câu 1 : Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
A. \({v_{tb}}\,\, = \,\,\frac{{{v_1}\,\, + \,\,{v_2}}}{2}\)
B. \({v_{tb}}\,\, = \,\frac{{{s_1}\,\, + \,{s_2}}}{{{t_1}\,\, + \,\,{t_2}}}\)
C. \({v_{tb}}\,\, = \,\,\frac{{{s_1}}}{{{t_1}}}\,\, + \,\,\frac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\)
D. Công thức b và c đúng.
- Câu 2 : Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là :
A. 12 km.
B. 6 km
C. 2 km
D. 24 km.
- Câu 3 : Muốn giảm áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
- Câu 4 : Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500Pa
B. 400Pa
C. 250Pa
D. 25000Pa
- Câu 5 : Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. \(p = \frac{d}{h}\)
B. p= d.h
C. p = d.V
D. \(p = \frac{h}{d}\)
- Câu 6 : Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là:
A. \(v = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}}\)
B. \(v = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} \)
C. \(v = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2} \)
D. \(v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
- Câu 7 : Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.
A. Xe đi trên đường
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung
D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất
- Câu 8 : Hãy chọn câu trả lời đúngMuốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương, chiều
B. Điểm đặt, phương, chiều
C. Điểm đặt, phương, độ lớn
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
- Câu 9 : Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn
- Câu 10 : Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
B. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
C. Ma sát tay cầm quả bóng
D. Ma sát khi đánh diêm
- Câu 11 : Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
A. 25km/h
B. 24 km/h
C. 50km/h
D. 10km/h
- Câu 12 : Một tàu hỏa đi từ ga Hà Nội và ga Huế. Nửa thời gian đầu tàu đi với vận tốc 70km/h. Nửa thời gian còn lại tàu đi với vận tốc v2. Biết vận tốc trung bình của tàu hoả trên cả quãng đường là 60 km/h. Tính v2.
A. 60 km/h
B. 50km/h
C. 58,33 km
D. 55km/h
- Câu 13 : Hòa và Vẽ cùng đạp xe từ cầu Phú Bài lên trường ĐHSP dài 18km. Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18km/h. Vẽ đi sớm hơn Hòa 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống cafê mất 30 phút. Hỏi Vẽ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.
A. 16km/h
B. 18km/h
C. 24km/h
D. 20km/h
- Câu 14 : Đơn vị hợp pháp của vận tốc là
A. m/s;
B. km/h;
C. kmh; .
D. m/s và km/h.
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự liên quan giữa vận tốc và thời gian vật đi:
A. Nếu vật đi càng nhanh thì thời gian vật đi càng ít.
B. Nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng ít.
C. Trên cùng một quãng đường nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng ít.
D. Trên cùng một quãng đường nếu vật đi với vận tốc càng lớn thì thời gian đi càng nhiều.
- Câu 16 : Một chiếc canô đi dọc một con sông từ A đến B mất hết 2h và đi ngược hết 3h. Hỏi người đó tắt máy để cho ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B mất bao lâu.
A. 5h
B. 6h
C. 12h
D. Không thể tính được
- Câu 17 : Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
A. 240m.
B. 2400m.
C. 14,4 km.
D. 4km.
- Câu 18 : Một viên bi lăn từ máng nghiêng xuống vận tốc sẽ thay đổi như thế nào?
A. Vận tốc không thay đổi.
B. Vận tốc tăng dần.
C. Vận tốc giảm dần.
D. Không thể xác định được.
- Câu 19 : Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi :
A. Vật đó không chuyển động ;
B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian
C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc
D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi .
- Câu 20 : Khi xe đạp ,xe máy đang xuống dốc ,muốn dùng lại một cách an toàn nên hãm phanh ( thắng ) bánh nào ?
A. Bánh trước ;
B. Bánh sau
C. Đồng thời cả hai bánh
D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được .
- Câu 21 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước
B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông
C. Người lái đò chuyển động so với dòng nước
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
- Câu 22 : Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy.
B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy
C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả.
D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả
- Câu 23 : Ô tô đang đi trên đường, giữa lốp xe và mặt đường có?
A. Ma sát trượt
B. Ma sát lăn
C. Ma sát nghỉ
D. Cả A, B , C
- Câu 24 : Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ:
A. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.
B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.
C. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.
D. Khi viết phấn trên bảng.
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng