- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết các đảo nào thuộc TDMNBB
A Cô Tô, Cát Bà
B Phú Quốc, Cát Bà
C Cát Bà, Bạch Long Vĩ
D Cái Bầu, Cô Tô
- Câu 2 : Diện tích tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên cả nước?
A 20,5%.
B 30,5%.
C 40,5%.
D 50,5%.
- Câu 3 : Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người:
A Tày, Ba Na, Hoa.
B Thái, Vân Kiều, Dao
C Tày, Nùng, M'nông
D Tày, Nùng, Mông
- Câu 4 : Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du miền núi Bắc Bộ ?
A Phát triển kinh tế biển và du lịch
B Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
C Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn
D Trồng cây công nghiệp dài ngày điển hình cho vùng nhiệt đới
- Câu 5 : Cho các nhận định sau về Trung du và miền núi Bắc Bộ(1). Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta(2). Lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm(3). Chỉ có Sa Pa mới có thể trồng được rau ôn đới(4). Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái là những vùng nổi tiếng trồng chè Số nhận định sai là
A 0.
B 1.
C 2.
D 3
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, đất hiếm phân bố chủ yếu ở:
A Lào Cai.
B Lai Châu.
C Cao Bằng.
D Yên Bái
- Câu 7 : Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế của Trung du miền núi Bắc bộ là:
A Góp phần giải quyết việc làm cho người dân
B Tạo thêm nguồn lực phát triển cho vùng và cho cả nước
C Xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung du, miền núi với đồng bằng
D Củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc
- Câu 8 : Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là:
A Khí hậu lạnh hơn.
B Khí hậu ấm và khô hơn
C Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Câu 9 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Sắt tập trung chủ yếu ở:
A Sơn La
B Quảng Ninh
C Hà Giang
D Cao Bằng
- Câu 10 : Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là:
A Thủy điện.
B Khai thác than, cơ khí
C Chế biến gỗ, phân bón.
D Cây công nghiệp lâu năm, khai thác than
- Câu 11 : Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển do:
A Sản phẩm phụ của chế biến thủy sản
B Sự phong phú của thức ăn trong rừng
C Nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó
D Sự phong phú của hoa màu, lương thực
- Câu 12 : Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là:
A Có cửa ngõ giao lưu với thế giới
B Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển
C Có biên giới chung với hai nước, giáp biển
D Có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)