- Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Câu 1 : Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì?
A Do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
B Do sự sinh sản có tính chu kì.
C Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì.
D Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì.
- Câu 2 : Điều nào không đúng đối với sự biến động số lượng có tính chu kì của các loài ở Việt Nam?
A Sâu hại xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, hè.
B Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
C Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.
D Ếch nhái có nhiều vào mùa khô.
- Câu 3 : Biến động không theo chu kì về số lượng cá thể của quần thể là
A sự tăng một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
B sự giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
C sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên.
D sự tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của các nhân tố môi trường tạo nên.
- Câu 4 : Ví dụ nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đẻ trứng.
B Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai...thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo...) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
D Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức sống của các cá thể trong quần thể.
- Câu 5 : Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng nào?
A Quần thể luôn có xu hướng tăng số lượng cá thể ở mức tối đa tạo thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển trước những tai biến của tự nhiên.
B Quần thể luôn có xu hướng giảm số lượng cá thể tạo thuận lợi cho sự cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng cá thể tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D Quần thể luôn có xu hướng điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Câu 6 : Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể của quần thể tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp được gọi là
A Khống chế sinh học
B Trạng thái cân bằng của quần thể
C Cân bằng sinh học
D Biến động số lượng cá thể của quần thể
- Câu 7 : Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng1) Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển2) Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải3) Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt4) Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ5) Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 8 : Biến động số lượng cá thể của quần thể có thể là những quá trình nào sau đây:(1) Tăng số lượng cá thể(2) Giảm số lượng cá thể(3) Tăng sinh khối của quần thể(4) Giảm sinh khối của quần thể(5) Dao động về số lượng cá thể(6) Tăng hoặc giảm năng lượng trong mỗi cá thể(7) Số lượng cá thể dao động có chu kỳ(8) Số lượng cá thể dao động không có chu kỳ
A (1),(2),(3),(4)
B (2),(3),(6),(7)
C (8),(6),(7),(5)
D (5),(2),(1),(7)
- Câu 9 : Ở một số vùng nông thôn, quần thể ruồi nhà xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian xác định trong năm, còn vào thời gian khác hầu như giảm hẳn. Quần thể này:
A Biến động số lượng theo chu kì năm
B Biến động số lượng theo chu kì mùa
C Biến động số lượng không theo chu kì
D Biến động số lượng theo chu kì nhiều năm
- Câu 10 : Khi nói về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B Cạnh tranh giữa các cá thể động vật trong cùng một đàn không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
C Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống của con non thấp.
D Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể
- Câu 11 : Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:(1) Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bươu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ.(2) Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.(3) Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn.(4) Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,... kéo về làm tổ ở những cây tràm.Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A (1) và (3)
B (2) và (3)
C (1) và (4)
D (2) và (4)
- Câu 12 : Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, có các kết luận sau:Có bao nhiêu kết luận trên là sai?(1) Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với con mồi.(2) Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.(3) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng cá thể thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.(4) Năng lượng chuyển hóa từ con mồi sang vật ăn thịt thất thoát rất ít.
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 13 : Thỏ ở Ôxtrâylia tăng giảm số lượng bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. Đây là ví dụ về nhân tố sinh thái đã tác động đến quần thể
A phụ thuộc vào mật độ quần thể.
B không phụ thuộc vào mật độ quần thể.
C theo chu kì ngày đêm.
D theo chu kì hàng năm.
- Câu 14 : Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể thuộc loại nào
A Theo chu kỳ ngày đêm
B Theo chu kỳ nhiều năm
C Theo chu kỳ mùa
D Không theo chu kỳ
- Câu 15 : Khi gặp điều kiện thuận lợi, một số loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là ví dụ về
A quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
B sự biến động số lượng không theo chu kì của quần thể
C quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể
- Câu 16 : Tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada biến động theo chu kỳ nhiều năm. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này?(1) Kích thước quẩn thể thỏ bị số lượng mèo rừng khống chế và ngược lại.(2) Mối quan hệ giữa mèo rừng và thỏ là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.(3) Sự biến động số lượng thỏ và mèo rừng là do sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.(4) Thỏ là loài thiên địch của mèo rừng trong tự nhiên
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 17 : Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?(1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
(2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
(3) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4) Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A.
(5) Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.A 1
B 2
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen