Đề thi thử THPT QG môn Địa lí THPT Chuyên Cao Bằng...
- Câu 1 : Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su của Nhật Bản?
A Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất.
B Nông nghiệp đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế.
C Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
- Câu 2 : Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào trong các ngành nông nghiệp?
A Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
B Tiến hành cuộc “Cách mạng Xanh”, “Cách mạng Trắng”.
C Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
D Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
- Câu 3 : Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào làm cho tầng ôdôn mỏng dần?
A CO2.
B O2.
C NO2.
D CFCs.
- Câu 4 : Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là:
A tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực
D thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây giáp cả Trung Quốc và Lào?
A Sơn La
B Lào Cai.
C Điện Biên.
D Lai Châu.
- Câu 6 : Cây công nghiệp quan trọng số một ở vùng Tây Nguyên là
A hồ tiêu.
B cao su.
C chè.
D cà phê.
- Câu 7 : Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
B gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
C mục đích sản xuất không chỉ tạo ra nhiều nông sản mà quan trọng hơn là tạo ra được nhiều lợi nhuận.
D mỗi địa phương sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A Cà Mau.
B Kiên Giang.
C Bạc Liêu.
D An Giang.
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 200C?
A Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B Biểu đồ khí hậu Sa Pa
C Biểu đồ khí hậu Điện Biên.
D Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
- Câu 10 : Các nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang được xây dựng trên các con sông lần lượt là
A sông Hồng, sông Chảy, sông Lô.
B sông Chảy, sông Lô, sông Gâm.
C sông Đà, sông Gâm, sông Lô.
D sông Đà, sông Chảy, sông Gâm.
- Câu 11 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?
A Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
B Quy hoạch các vùng chuyên canh công nghiệp.
C Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm.
D Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.
- Câu 12 : Cho bảng số liệu:SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014.Mức chi tiêu bình quân mỗi lượt khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
A 725,6 USD.
B 1013,3 USD.
C 1216,7 USD.
D 1745,9 USD.
- Câu 13 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007)?
A Bắc Giang.
B Bắc Ninh.
C Quảng Ninh.
D Hưng Yên.
- Câu 14 : Dân cư nhiều nước Mĩ La Tinh còn nghèo đói không phải do
A tình hình chính trị không ổn định.
B hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.
C phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.
D phần lớn người dân không có đất canh tác
- Câu 15 : Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
B Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
C Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
D Cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
- Câu 16 : Để giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
B Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ.
C Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Câu 17 : Vùng tiếp giáp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở được gọi là
A lãnh hải.
B đặc quyền kinh tế.
C tiếp giáp lãnh hải.
D thềm lục địa
- Câu 18 : Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới dựa vào
A diện tích đất feralit trên đá phiến.
B đất phù sa cổ ở các vùng đồi núi thấp.
C khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.
D mạng lưới sông ngòi dày đặc, cung cấp nước cho cây công nghiệp.
- Câu 19 : Nơi có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là
A Đồng bằng duyên hải miền Trung.
B Trung du, miền núi Bắc Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 20 : Cho bảng số liệu sau:SỐ DÂN THÀNH THÌ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC,GIAI ĐOẠN 1990 – 2005Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước là:
A Biểu đồ tròn.
B Biểu đồ đường biểu diễn.
C Biểu đồ miền.
D Biểu đồ kết hợp.
- Câu 21 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI(Đơn vị: triệu tấn)
Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?A Tỉ trọng ngày càng tăng.
B Chiếm tỉ trọng cao nhất.
C Tỉ trọng ngày càng giảm.
D Tỉ trọng luôn chiếm trên 70%.
- Câu 22 : Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm.
B Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu đa dạng.
C Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
D Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
- Câu 23 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông –lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng
A ổn định, không tăng, không giảm.
B tăng nhanh.
C giảm sát.
D tăng, giảm thất thường.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta là:
A Hải Phòng, Đà Nẵng.
B Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C Cần Thơ, Thủ Dầu Một.
D Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Câu 25 : Cho biểu đồTỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2000 – 2014Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014.
B Nếu chỉ tính trọng giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
C Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014.
D Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại.
- Câu 26 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, theo lát cắt địa hình từ A đến B, khu vực đồi núi Đông Bắc có đặc điểm địa hình là
A cao dần từ đông say tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là sơn nguyên Đồng Văn.
B thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lung sông đan xen đồi núi thấp.
C cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông.
D cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều khối núi thấp đan xen thung lũng sông.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)