Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Trường THPT Ch...
- Câu 1 : Nội dung nào sau đây không phải là hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
C Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế tạo máy.
D Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- Câu 2 : Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào loại rất lớn?
A Hải Phòng.
B TP. Hồ Chí Minh.
C Đà Nẵng.
D Biên Hòa .
- Câu 3 : Ở đồng bằng sông Cửu Long, than bùn tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A Tứ giác Long Xuyên.
B U Minh.
C Đồng Tháp Mười.
D Kiên Giang
- Câu 4 : Ý nào sau đây không phải là nội dung trong chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta?
A Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B Đầu tư phát triển lâm nghiệp ở trung du, miền núi.
C Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
D Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
- Câu 5 : Cho bảng số liệu:KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN(Đơn vị: nghìn lượt khách)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Nhận xét nào sau đây không đúng về khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện qua các năm?
A Khách quốc tế đến nước ta ngày càng tăng.
B Khách quốc tế chủ yếu đến bằng đường hàng không.
C Khách quốc tế đến nước ta bằng đường thủy tăng nhanh nhất.
D Khách quốc tến đến bằng đường bộ tăng chậm hơn đường hàng không.
- Câu 6 : Cho biểu đồTỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2015Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta?
A Sản lượng dầu tăng liên tục.
B Sản lượng than tăng liên tục.
C Khí tự nhiên tăng không ổn định.
D Than và dầu tăng trưởng không ổn định
- Câu 7 : Đường dây 550 kV Bắc - Nam chạy từ
A Lạng Sơn đến Càu Mau.
B Hòa Bình đến Phũ Mỹ - Vũng Tàu.
C Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh).
D Hòa Bình đến Cà Mau.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phát triển đô thị nước ta từ năm 1954 đến 1975?
A Miền Bắc đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa.
B Miền Nam đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa.
C Từ năm 1965 – 1972 các đô thị bị chiến tranh phá hoại.
D Từ năm 1965 – 1972 quá trình đô thị hóa chững lại.
- Câu 9 : Cho bảng số liệu:LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI TRẠM HÀ NỘI(Đơn vị: mm)Căn cứ vào bảng số liệu trên, tổng lượng mưa mùa mưa ở Hà Nội là
A 1430,7 mm.
B 838,1 mm.
C 1676,2 mm.
D 2000 mm.
- Câu 10 : Sự tập trung quá đông lao động ở các đô thị lớn nước ta gây khó khăn lớn nhất về
A giải quyết việc làm.
B bảo vệ môi trường.
C đảm bảo phúc lợi xã hội.
D khai thác tài nguyên.
- Câu 11 : Châu thổ sông Hồng chịu lụt úng không phải do
A diện mưa bão rộng.
B hiện tượng triều cường.
C mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc.
D mật độ xây dựng cao.
- Câu 12 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất phèn lớn nhất nước ta?
A Đồng bằng sông Cửu Long.
B Đồng bằng sông Hồng.
C Đồng bằng Bắc Trung Bộ.
D Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?
A Có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
B Số lượng dân số tại các đô thị tăng nhanh.
C Có 54 dân tộc anh em sinh sống ở khắp lãnh thổ.
D Đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
- Câu 14 : Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ khoảng thời gian nào sau đây?
A Thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
B Sau năm 1975.
C Đầu thế kỉ XXI.
D Thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
- Câu 15 : Hướng chuyên môn hóa “chăn nuôi bò thịt và bò sữa” là của vùng
A Đồng bằng sông Hồng.
B Bắc Trung Bộ.
C Tây Nguyên.
D Đông Nam Bộ.
- Câu 16 : Nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh thuộc những vùng nào sau đây?
A Đồng bằng Sông Hồng và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Câu 17 : Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ bởi phù sa các hệ thống sông nào sau đây?
A Sông Hồng và sông Chảy.
B Sông Hồng và sông Đuống.
C Sông Hồng và sông Cầu.
D Sông Hồng và sông Thái Bình.
- Câu 18 : Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc là
A gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc – đông nam.
B gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng.
C địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
D có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông.
- Câu 19 : Nhận định nào sau đây chính xác nhất về địa hình Việt Nam?
A Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.
B Diện tích đồi núi và đồng bằng tương đương nhau.
C Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất.
D Diện tích đồng bằng lớn hơn đồi núi.
- Câu 20 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người lớn nhất cả nước?
A Bà Rịa –Vũng Tàu.
B Cần Thơ.
C Đà Nẵng.
D Quảng Ninh.
- Câu 21 : Nguyên nhân làm cho TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải do thuận lợi chủ yếu về
A vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
B nguồn lao động có tay nghề
C thị trường và kết cấu hạ tầng
D số dân đông đúc.
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 6-7, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm sông ngòi nước ta?
A Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B Phần lớn các sông đều ngắn, dốc.
C Các sông chảy theo một hướng tây bắc – đông nam.
D Hầu hết các sông đều đổ ra biển Đông.
- Câu 23 : Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc nên
A tài nguyên khoáng sản phong phú.
B khí hậu có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
C tài nguyên sinh vật phong phú.
D nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.
- Câu 24 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A Bắc Ninh.
B Hải Dương.
C Bắc Giang.
D Hưng Yên.
- Câu 25 : Tỉnh nào sau đây có diện tích trồng chè lớn nhất nước ta?
A Phú Thọ.
B Thái Nguyên.
C Hà Giang.
D Lâm Đồng.
- Câu 26 : Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ?
A Có nhiều đỉnh núi cao.
B Độ cao khoảng 100 – 200 m.
C Có các bậc thềm phù sa cổ.
D Có các bề mặt phủ badan
- Câu 27 : Cho bảng số liệu: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2014(Đơn vị: triệu USD)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)Để thể hiện giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A Biểu đồ đường.
B Biểu đồ cột.
C Biểu đồ kết hợp.
D Biểu đồ miền.
- Câu 28 : Đặc điểm nào sau đây không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa nước ta?
A Phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ.
B Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.
C Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
D Sử dụng nhiều máy móc, vật tư và công nghệ mới.
- Câu 29 : Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
B Tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
D Không tạo ra động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)