Đề thi thử THPTQG 2017 môn Địa lý - Sở GDĐT Vĩnh P...
- Câu 1 : Nguyên nhân nào sau đây hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta?
A Độ cao địa hình.
B Hoàn lưu gió.
C Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió.
D Hướng núi.
- Câu 2 : Hệ tọa độ địa lí của phần trên đất liền nước ta là
A 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
B 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
C 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
D 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào của Việt Nam có đường biên giới trên đất liền với cả Trung Quốc và Lào?
A Điện Biên.
B Hòa Bình.
C Lai Châu
D Sơn La.
- Câu 4 : Dựa vào bảng số liệu:Lượng mưa của một số địa điểmNhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Huế có lượng mưa lớn nhất, Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn thứ hai , Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất.
B Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất.
C Hà Nội có lượng mưa lớn nhất.
D Thành phố Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội.
- Câu 5 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.
B Khối khí lạnh di chuyển qua biển.
C Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
D Gió mùa mùa đông bị suy yếu.
- Câu 6 : Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B nằm ở bán cầu Nam.
C tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
D nằm ở bán cầu Đông.
- Câu 7 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc?
A Độ cao và hướng của các dãy núi.
B Hướng của các dãy núi.
C Độ cao và hướng của các dãy núi, vị trí địa lý.
D Vị trí địa lý.
- Câu 8 : Dải đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào sau đây?
A Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
B Diện tích khoảng 40 nghìn km2.
C Được hình thành chủ yếu bởi phù sa biển.
D Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt.
- Câu 9 : Khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta?
A Dầu mỏ.
B Vàng
C Titan.
D Sa khoáng.
- Câu 10 : Vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ ở nước ta là nơi có nghề làm muối rất phát triển vì
A có bờ biển khúc khuỷu.
B có thềm lục địa thoải và kéo dài.
C có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
D không có bão ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào của Việt Nam có diện tích nhỏ nhất?
A Bắc Ninh.
B Vĩnh Phúc.
C Hải Dương.
D Đắk Lắk.
- Câu 12 : Hướng nào sau đây được xem là hướng nghiêng của địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta?
A Tây bắc – đông nam.
B Bắc – nam.
C Tây – đông.
D Vòng cung
- Câu 13 : Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là
A biểu đồ đường.
B biểu đồ tròn.
C biểu đồ cột.
D biểu đồ miền.
- Câu 14 : Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có:
A địa hình thấp, lượng mưa lớn.
B địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.
C địa hình cao, lượng mưa nhỏ.
D địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.
- Câu 15 : Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở
A Đông Nam Bộ
B Bắc Trung Bộ.
C rìa đồng bằng sông Hồng.
D Tây Nguyên.
- Câu 16 : Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc nước ta có giới hạn độ cao là
A từ 600-700m đến 2600m.
B dưới 600-700m.
C từ 900m-1000m lên đến 2600m.
D trên 2600m.
- Câu 17 : Nguyên nhân tạo nên những ngày nắng nóng trong mùa đông ở miền Bắc nước ta là
A gió mùa mùa đông lạnh khô.
B gió Lào.
C gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
D gió Tín phong.
- Câu 18 : Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là
A dịch vụ.
B công – nông nghiệp.
C công nghiệp.
D nông nghiệp.
- Câu 19 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào của Việt Nam có diện tích lớn nhất?
A Đắk Lắk.
B Gia Lai.
C Nghệ An.
D Thanh Hóa.
- Câu 20 : Sự kiện nào sau đây được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007?
A Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
C Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
D Tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
- Câu 21 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào của nước ta nằm ở ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia?
A Lai Châu.
B Gia Lai.
C Điện Biên.
D Kon Tum.
- Câu 22 : Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
A Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.
B Do nước ta nằm gần xích đạo.
C Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
D Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 23 : Dựa vào bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam.Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B Nhiệt độ trung bình năm không có sự thay đổi.
C Nhiệt độ trung bình năm có sự thay đổi thất thường.
D Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
- Câu 24 : Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta được gọi là:
A vùng tiếp giáp lãnh hải.
B vùng đặc quyền kinh tế.
C lãnh hải.
D thềm lục địa.
- Câu 25 : Cho biểu đồ: Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông chính nước taNhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A Tỉ lệ hệ thống sông Hồng nhỏ nhất.
B Tỉ lệ diện tích các hệ thống sông không giống nhau, ba hệ thống sông Hồng, Đồng Nai và sông Mê Công chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất nước ta.
C Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Đồng Nai lớn nhất.
D Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông đang có sự thay đổi.
- Câu 26 : Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.
B Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.
C Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
D Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.
- Câu 27 : Đường biên giới trên đất liền của nước ta có chiều dài là
A hơn 1400 km.
B gần 2100 km.
C hơn 4600 km.
D hơn 1100 km.
- Câu 28 : Ở độ cao trên 2600m ở nước ta có khí hậu là
A cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
B ôn đới gió mùa trên núi.
C nhiệt đới gió mùa.
D xích đạo.
- Câu 29 : Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở
A lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 1500 mm/năm, độ ẩm trên 90%.
B lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2500 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
C lượng mưa trung bình năm từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
D lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
- Câu 30 : Cho bảng số liệu:Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở HuếBiểu đồ thích hợp nhất thể hiện biến trình nhiệt độ và lượng mưa của Huế là
A biểu đồ đường.
B biểu đồ tròn.
C biểu đồ cột.
D biểu đồ kết hợp cột đường.
- Câu 31 : Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ là
A 87%.
B 1%.
C 90%.
D 85%.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)