- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa...
- Câu 1 : Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A chịu những tổn thất nặng nề.
B bước ra với tư thế thua trận.
C thu được nhiều lợi nhuận.
D đứng đầu thế giới về kinh tế.
- Câu 2 : Nhằm hoàn thành mục tiêu khôi phục kinh tế, ngay từ đầu năm 1946 Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch
A 5 năm lần thứ tư.
B 5 năm lần thứ năm.
C 5 năm lần thứ sáu.
D 5 năm lần thứ bảy.
- Câu 3 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là
A Công nghiệp truyền thống.
B Công hàng tiêu dùng.
C Công nghiệp nhẹ.
D Công nghiệp nặng.
- Câu 4 : Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô – Mĩ – Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào của nước Đức?
A phía tây nước Đức.
B phía đông nước Đức.
C phía nam nước Đức.
D phía bắc nước Đức.
- Câu 5 : Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với mục đích
A Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu.
B Tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
C Đối phó với chính sách bao vây của các nước phương Tây.
D Hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
- Câu 6 : Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ra đời với mục đích chính là
A Tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B Tăng cường sức mạnh của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
C Duy trì hòa bình, an ninh châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước Xã hội chủ nghĩa.
D Đối phó với khối quân sự NATO do Mĩ thành lập.
- Câu 7 : Để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu phải thực hiện nhiệm vụ gì?
A Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
B Thực hiện cải cách ruộng đất trên toàn quốc.
C Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
D Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Câu 8 : Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?
A Mĩ, Anh.
B Mĩ, Liên Xô.
C Anh, Pháp.
D Liên Xô, Anh
- Câu 9 : Liên Xô đã dựa vào thuận lợi chủ yếu nào để xây dựng lại đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó.
B Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân.
C Sự ủng hộ về kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
D Lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên giàu có.
- Câu 10 : Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.
B Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.
C Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.
D Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu
- Câu 11 : Liên xô khi sử dụng năng lượng nguyên tử với mục đích chính là gì?
A Mở rộng lãnh thổ.
B Duy trì hòa bình thế giới.
C Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D Khống chế các nước khác.
- Câu 12 : Hạn chế trong hoạt động của khối SEV là
A Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B Phối hợp giữa các nước thành viên, kéo dài sự phát triển kinh tế.
C Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kỉnh tế thế giới.
- Câu 13 : Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nào ở châu Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực”?
A Cộng hòa dân chủ Đức.
B Tiệp Khắc.
C Ru-ma-ni.
D Hung-ga-ri.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu