30 câu trắc nghiệm: Địa lí ngành công nghiệp !!
- Câu 1 : Công nghiệp chế biến cà phê của nước ta phân bổ chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Trung du và miền núi Bấc Bộ
D. Tây Nguyên
- Câu 2 : Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến
C. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
- Câu 3 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta?
A. Chuyên sản xuất công nghiệp
B. Có nhiều điểm dân cư sinh sống
C. Có ranh giới địa lí xác định
D. Chính phủ quyết định thành lập
- Câu 4 : Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?
A. Lao động có kĩ thuật cao
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt
D. Giao thông vận tải phát triển
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp năng lượng của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng rất đa dạng và dồi dào
B. Đã xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình
C. Cơ sở điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp
D. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kv
- Câu 6 : Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
A. Sản xuất điện
B. Khai thác than
C. Khai thác bôxit
D. Khai thác dầu khí
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp
B. Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia
C. Trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa
D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn
- Câu 8 : Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?
A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú
- Câu 9 : Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là
A. cơ khí - điện tử
B. luyện kim màu
C. vật liệu xây dựng
D. năng lượng
- Câu 10 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay?
A. Có các ngành trọng điểm
B. Tập trung một số nơi
C. Tương đối đa dạng
D. Có sự chuyển dịch rõ rệt
- Câu 11 : Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?
A. Các sự cố về môi trường
B. Thu hồi khí đồng hành
C. Tác động của thiên tai
D. Liên doanh vói nước ngoài
- Câu 12 : Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiền liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề môi trường nào sau đây?
A. Ô nhiễm không khí
B. Ô nhiễm đất đai
C. Ô nhiễm nước ngầm
D. Ô nhiễm nước mặt
- Câu 13 : Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?
A. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên
B. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất
C. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện
D. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động
- Câu 14 : Trung tâm công nghiệp Cần Thơ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành nào sau đây?
A. Luyện kim màu
B. Chế biến nông sản
C. Sản xuất ô tô
D. Đóng tàu
- Câu 15 : Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
B. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước
D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
- Câu 16 : Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?
A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ
B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau
C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
- Câu 17 : Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản
B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài
C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường
D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động
- Câu 18 : Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động
B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô
C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài
D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu
- Câu 19 : Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động
- Câu 20 : Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm
A. khai thác lợi thế về tài nguyên
B. khai thác thế mạnh về lao động
C. nâng cao chất lượng sản phẩm
D. thích nghi với cơ chế thị trường
- Câu 21 : Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu
B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao
C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất
- Câu 22 : Biện pháp chủ yếu để công nghiệp nước ta thích nghi tốt với cơ chế thị trường là:
A. Phát triển ngành công nghiệp trọng điểm
B. Xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt
C. Đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị
D. Hình thành các vùng công nghiệp
- Câu 23 : Việc đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm:
A. Khai thác thế mạnh về tự nhiên
B. Góp phần phát triển xuất khẩu
C. Tận dụng thế mạnh lao động
D. Đáp ứng nhu cầu thị trường
- Câu 24 : Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là
A. đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm
B. phát triển giao thông vận tải, thông tin
C. đào tạo nhân lực, đảm bảo nguyên liệu
D. nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành
- Câu 25 : Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta là
A. thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia
B. xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
C. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ
D. đảm bảo nguyên liệu ,chú trọng xuất khẩu
- Câu 26 : Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm
A. sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm
B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau
C. khai thác nhiều hơn các loại khoáng sản
D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp thị trường
- Câu 27 : Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta
A. sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm
B. tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu
C. đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư
D. thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
- Câu 28 : Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có
A. sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp
B. cơ cấu đa dạng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập
C. tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động
D. thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển
- Câu 29 : Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ
B. đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển
C. ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản
D. hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng
- Câu 30 : Phương hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Đây mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ
C. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)