Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021- Trường THC...
- Câu 1 : Năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì?
A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.
B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Khóa cửa biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây.
D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mỹ.
- Câu 2 : Trận tiến công mở màn trong chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 là trận nào?
A. Thất Khê.
B. Cao Bằng.
C. Đông Khê.
D. Đình Lập.
- Câu 3 : Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất kế hoạch Na-va là gì?
A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
B. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam-Bắc.
C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc-Nam.
- Câu 4 : Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê Nô, Luông pha-bang.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây-ku, Luông pha-bang.
C. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Sầm Nưa.
D. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Luông pha-bang.
- Câu 5 : Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
A. Đập tan kế hoạch Na-va và mọi ý đồ xâm lược của Pháp-Mỹ.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
- Câu 6 : Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?
A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954.
- Câu 7 : Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền gì của các nước Đông Dương?
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do.
B. Các quyền dân tộc cơ bản.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
- Câu 8 : Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Câu 9 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phản ánh đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Các cơ sở công nghiệp, chưa kịp phục hồi sản xuất.
B. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.
C. Nhân dân ta mới giành được chính quyền.
D. Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Câu 10 : Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định điều gì?
A. Cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
B. Công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
C. Thành lập Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Thành lập Nha Bình dân học vụ.
- Câu 11 : Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sách lược gì để đối phó với nguy cơ giặc ngoại xâm?
A. Hòa với quân Tưởng để chống thực dân Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.
D. Cùng một lúc chống cả hai kẻ thù.
- Câu 12 : Theo nội dung của bản Tạm ước ngày 14/9/1946, ta nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi nào dưới đây?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc.
C. Một số quyền lợi về chính trị và quân sự.
D. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự.
- Câu 13 : Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946), chúng ta đã đập tan âm mưu chóng phá chính quyền cách mạng của các thế lực nào dưới đây?
A. Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.
B. Thực dân Pháp câu kết với Tưởng.
C. Tưởng câu kết với Pháp.
D. Thực dân Pháp câu kết với Anh.
- Câu 14 : Lý do nào dưới đây là lý do quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng?
A. Tưởng dùng tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.
B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của quân Anh.
C. Chính quyền cách mạng còn non trẻ, không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh.
D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
- Câu 15 : Sau Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946), chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản tạm ước (14/9/1946) vì
A. Thực dân Pháp dùng sức ép quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
B. Muốn có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.
C. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
D. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước.
- Câu 16 : Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta trong việc đối phó với quân Tưởng là
A. Chấp nhận sự có mặt của họ vì đó là quân Đồng minh.
B. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột trực tiếp.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện đi lại và vận động họ rút về nước.
D. Vận động ngoại giao, nhường cho họ một số quyền lợi để họ rút quân.
- Câu 17 : Từ cuộc đấu tranh ngoại giao, sau Cách mạng tháng Tám 1945, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Vừa mềm dẻo vừa cương quyết.
B. Cương quyết trong đấu tranh.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
D. Nhân nhượng với kẻ thù.
- Câu 18 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 là
A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
B. Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.
C. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
D. Buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta.
- Câu 19 : Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập trong chiến đấu chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947?
A. Trung đoàn thủ đô.
B. Tự vệ Thủ đô.
C. Cứu quốc quân.
D. Dân quân du kích.
- Câu 20 : Đảng ta quyết tâm bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc trước cuộc tấn công của thực dân Pháp thu-đông năm 1947 vì
A. Việt Bắc tập trung các cơ quan đầu não của ta.
B. Việt Bắc là chiến trường chính giữa ta và Pháp.
C. Việt Bắc là giữa căn cứ địa với thủ đô là Hà Nội.
D. Việt Bắc là căn cứ địa của ba nước Đông Dương.
- Câu 21 : Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (12/1946) đã phát huy đường lối đấu tranh nào của dân tộc ta?
A. Chiến tranh nhân dân.
B. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh.
C. Chiến tranh tâm lý.
D. Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài.
- Câu 22 : Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung nào thể hiện cơ bản nhất tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam?
A. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”.
B. “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
C. “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên dánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
D. “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
- Câu 23 : Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là
A. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Câu 24 : Nội dung nào dưới đây không nằm trong Kế hoạch Đờ Lát Tát-xi-nhi?
A. Thiết lập hành lang Đông Tây ( Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình-Sơn La).
B. Ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia.
C. Thành lập vành đai trắng bao quan trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tiến hành chiến tranh tổng lực.
- Câu 25 : Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
C. Chiến dịch Trung Lào năm 1953.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 26 : Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
C. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 27 : Đại hội đại biểu lần thứ II quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là gì?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản liên đoàn
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu