Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Đất feralit vùng đồi núi nước ta có màu đỏ vàng đặc trưng là bởi vì?
A. bị rửa trôi hết chất màu, bạc màu.
B. thành phần đất chứa nhiều ba dơ
C. thành phần đất chứa nhiều oxít sắt, oxít nhôm.
D. do hình thành trên nguồn gốc đá mẹ măc ma.
- Câu 2 : Duyên hải Nam Trung bộ có mưa lũ vào?
A. mùa hạ
B. mùa xuân
C. thu đông
D. mùa đông
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp của cụm Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả là?
A. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học
B. cơ khí, luyện kim.
C. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
D. hóa chất, giấy.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta là?
A. Đông Á
B. Đông Nam Á
C. Châu Âu
D. Bắc Mỹ
- Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, con sông làm ranh giới cho vùng núi Tây Bắc với vùng lân cận là?
A. sông Hồng và sông Mã.
B. sông Hồng và sông Cả
C. sông Đà và sông Cả.
D. sông Đà và sông Mã.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 25°C?
A. Biểu đồ khí hậu Đà Nẵng
B. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh
C. Biểu đồ khí hậu SaPa
D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Đất xám trên phù sa cổ
B. Đất phèn
C. Đất feralit trên đá badan
D. Đất phù sa sông
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số (năm 2007) từ 200 001 đến 500 000 người?
A. Đà Nẵng
B. Cần Thơ
C. Biên Hòa.
D. Hạ Long
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quốc lộ 19
B. Quốc lộ 20
C. Quốc lộ 24
D. Quốc lộ 25
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (2007) là
A. Long An, Cần Thơ
B. Tiền Giang, Hậu Giang
C. Long An, Tiền Giang
D. Long An, An Giang
- Câu 12 : Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển là do?
A. nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường
B. quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng
C. thu hút đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng lớn.
D. các đô thị phát triển góp phần giải quyết nhiều việc làm hơn
- Câu 13 : Sự phát triển mạng lưới giao thông vận tải từ Bắc đến Nam mang lại tính hiệu quả nào cho sản xuất nông nghiệp nước ta?
A. tính mùa vụ khai thác hiệu quả hơn.
B. tạo điều kiện phân bố cây trồng, vật nuôi.
C. áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
D. cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn.
- Câu 14 : Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá mạnh, chủ yếu do?
A. dân số đông, nhu cầu cao, trong khi sản xuất phát triển chưa mạnh.
B. kinh tế phát triển chậm do chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.
C. sự phục hồi của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
D. đời sống kinh tế nhân dân tăng, nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập cao
- Câu 15 : Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì?
A. biển nước ta giàu về tài nguyên khoáng sản, hải sản.
B. vùng biển nước ta rộng lớn, đường bờ biển dài 3.260 km.
C. ngày càng có nhiều khu kinh tế ven biển hình thành và phát triển
D. kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP cả nước
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, giá trị nhập khẩu của nước ta tăng nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Thị trường buôn bán mở rộng và đa dạnghóa
B. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. Nguồn lao động dồi dào, thiên nhiên ưu đãi.
D. Sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng
- Câu 17 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam giai đoạn từ 1960 đến năm 2007?
A. Dân số nước ta tăng từ năm 1960 đến 2007.
B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn
C. Dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị.
D. Dân số nông thôn tăng là xu thế chung.
- Câu 18 : Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn là do?
A. có đường biên giới kéo dài trên đất liền và trên biển.
B. đường bờ biển kéo dài và tiếp giáp nhiều quốc gia.
C. vùng biển nước ta rộng lớn và đang có sự tranh chấp.
D. phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực núi cao
- Câu 19 : Trong nông nghiệp, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để?
A. chủ động thực hiện kế hoạch sản xuất mùa vụ.
B. thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng
C. trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt.
D. phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng.
- Câu 20 : Ý nào sau đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta trong những năm qua?
A. Cả nước hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. Các vùng nông nghiệp chuyên canh được hình thành
C. Các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn ra đời.
D. Các khu kinh tế năng động phát triển rộng khắp cả nước
- Câu 21 : Công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa bò phân bố gần các đô thị lớn, nguyên nhân là do?
A. trình độ người lao động các đô thị cao.
B. ít tốn kinh chi phí vận chuyển sữa đến nơi tiêu thụ.
C. thị trường tiêu thụ sữa lớn.
D. người dân thành thị có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa
- Câu 22 : Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho vùng biển Bắc Trung Bộ ít tập trung các bãi tôm, bãi cá là?
A. sự hoạt động của dòng dương lưu lạnh gần bờ.
B. bờ biển ít vũng, vịnh, đầm, phá, đảo ven bờ.
C. vùng thềm lục địa bị thu hẹp, dốc.
D. vùng biển bị ô nhiễm do các hoạt động kinh tế của con người.
- Câu 23 : Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?
A. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải.
B. phát triển mô hình kinh tế vườn, kinh tế hộ gia đình.
C. thu hút lao động từ các vùng khác, đẩy mạnh đào tạo nghề.
D. phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Câu 24 : Đánh giá nào sau đây đúng về khả năng phát triển kinh tế của vùng đồng bằng tây Xibia (Nga)?
A. Khả năng phát triển nông nghiệp thuận lợi, nhất là cây lương thực, thực phẩm
B. Ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng giàu tài nguyên khoáng sản
C. Nguồn thủy năng dồi dào, thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng
D. Là khu vực tập trung dân cư đông đúc, có thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Câu 25 : Điểm giống nhau cơ bản giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thể hiện ở chỗ?
A. là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước.
B. có thế mạnh hàng đầu trong khai thác tổng hợp kinh tế biển
C. nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao hàng đầu cả nước
D. có các ngành công nghiệp ra đời và phát triển rất sớm.
- Câu 26 : Cho biểu đồ:
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành.
B. Tình hình sản xuất công nghiệp phân theo ngành
C. Qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
D. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành
- Câu 27 : Nguyên nhân quan trọng làm cho ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á chưa trở thành ngành sản xuất chính là?
A. công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm phát triển chưa mạnh
B. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, nguồn vốn phát triển chăn nuôi hạn chế
C. thị trường tiêu thụ nội vùng nhỏ, khả năng cạnh tranh sản phẩm nhập ngoại thấp.
D. khu vực có nhiều thiên tai, dịch bệnh và chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Câu 28 : Để tăng sức cạnh tranh hàng hóa đối với các nước phát triển trên thế giới, các nước đang phát triển cần phải?
A. chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.
B. thu hút đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ hiện đại.
C. chú trọng trong khai thác nguồn tài nguyên có thế mạnh.
D. tăng cường mở rộng thị trường thế giới.
- Câu 29 : Giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia châu Phi trong việc sử dụng tự nhiên là?
A. chấm dứt việc khai thác khoáng sản và rừng
B. hạn chế mở rộng diện tích đất canh tác, cải tạo đất nông nghiệp
C. khai thác, sử dung hợp lý tài nguyên và áp dụng biện pháp thủy lợi.
D. bảo vệ tài nguyên sinh vật trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Câu 30 : Đối với ngành chăn nuôi nước ta, để nâng cao năng suất thì vấn đề quan trọng nhất cần phải được khắc phục là
A. dịch bệnh gây hại gia súc, gia cầm đe dọa trên diện rộng
B. hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
C. các giống gia súc và gia cầm chưa thật sự tốt.
D. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.
- Câu 31 : Hoạt động nào sau đây cần áp dụng chủ yếu để đưa ngành Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả?
A. Tập trung vào các dịch vụ chuyển phát nhanh EMS.
B. Tăng cường các dịch vụ mang tính phục vụ khách hàng.
C. Tập trung phát triển mạng lưới các khu vực thành thị.
D. Ưu tiên phát triển dịch vụ chuyển tiền, ngoại tệ.
- Câu 32 : Cho bảng số liệu về tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000-2014Đơn vị: tỷ USD
A. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đều tăng
B. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu
C. Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn giá trị nhập khẩu
D. Năm 2014 giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
- Câu 33 : Đàn trâu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh hơn ở Tây Nguyên, nguyên nhân chủ yếu là do Trung du và miền núi Bắc Bộ có
A. nhiều cao nguyên đồng cở rộng lớn làm môi trường chăn thả
B. nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp của vùng dồi dào hơn.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, ẩm ướt
D. lịch sử khai phá lâu đời, người dân nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi
- Câu 34 : Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để phát triển loại hình sản xuất nào dưới đây?
A. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh, ẩm (trâu).
B. Trồng được nhiều cây công nghiệp lâu năm
C. Tăng thêm được nhiều vụ lúa.
D. Trồng được nhiều loại rau ôn đới.
- Câu 35 : Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ vì?
A. có cơ cấu đa dạng về ngành
B. gắn liền với phát triển kinh tế vùng ven biển
C. mang lại hiệu quả kinh tế cao
D. tác động đến nhiều khu vực kình tế khác.
- Câu 36 : Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm?
A. khai thác nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại.
B. thích nghi với biến đổi khí hậu.
C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông ngòi.
D. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)