Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Mưa phùn là loại mưa?
A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông
- Câu 2 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng?
A. Do phù sa sông Hồng và sông Tiền bồi đắp
B. Bị chia cắt mạnh bởi hệ thống để điều.
C. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
D. Vùng trong để không được bồi tụ phù sa, ngoài để được bồi tụ phù sa hàng năm.
- Câu 3 : Đặc trưng khí hậu từ Bạch Mã trở vào là?
A. có hai mùa: một mùa nóng và một mùa lạnh.
B. nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 200C.
C. có hai mùa: mùa mưa ít và mùa mưa nhiều.
D. không có mùa đông rõ rệt, chỉ có hai thời kỳ chuyển tiếp.
- Câu 4 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là?
A. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
B. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao
C. Khu vực Irất thấp, khu vực II và III cao
D. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.
- Câu 5 : Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do?
A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp.
B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.
C. tỉ suất tăng cơ học thấp.
D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao
- Câu 6 : Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên?
A. theo Bắc – Nam
B. theo mùa
C. theo Đông - Tây.
D. theo độ cao.
- Câu 7 : Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là?
A. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
B. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.
C. khí hậu và sự phân bố địa hình.
D. địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.
- Câu 8 : Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về?
A. Vốn, khoa học kĩ thuật – công nghệ.
B. Thị trường.
C. Lao động.
D. Nguyên liệu.
- Câu 9 : Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn khá cao là?
A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
B. tốc độ phát triển ngành kinh tế chưa tương xứng tốc độ tăng dân số.
C. thu nhập của người dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
D. cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông kém phát triển.
- Câu 10 : Cho biểu đồ:TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM CỦA CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2012
A. Tây Nguyên có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao hơn cả nước
B. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất cả nước
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước
D. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau giữa các vùng.
- Câu 11 : Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm dân cư - xã hội của các châu lục và khu vực:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ?
A. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
B. số lượng lao động làm việc trong các công ty liên doanh tăng lên.
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.
- Câu 13 : Biện pháp nào sau đây nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. Nâng cao thể trạng người lao động.
B. Bố trí lại nguồn lao động giữa các vùng cho hợp lí.
C. Tăng cường xuất khẩu lao động.
D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo người lao động.
- Câu 14 : Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to, bão là đặc điểm khí hậu của?
A. đảo Kiu-xiu
B. các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
C. đảo Hôn – su.
D. đảo Hô-cai-đô.
- Câu 15 : Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là?
A. đất xám và đất feralit nâu đỏ.
B. đất đen và đất phù sa cổ.
C. đất feralit có mùn và đất mùn thô.
D. đất feralit có mùn và đất đen.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tháp dân số của nước ta?
A. Tỉ lệ người trên 65 tuổi năm 2007 ít hơn năm 1999.
B. Cơ cấu dân số của tháp dân số năm 1999 là dân số trẻ
C. Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa
D. Tỉ lệ người từ 0 - 14 tuổi năm 1999 nhiều hơn năm 2007.
- Câu 17 : Phía Đông là hệ thống núi cao đồ sộ, phía Tây là các núi trung bình, ở giữa là các dãy núi thấp và sơn nguyên. Đó là đặc điểm địa hình của vùng?
A. Đông Bắc
B. Trường Sơn Nam.
C. Trường Sơn Bắc
D. Tây Bắc
- Câu 18 : Đường biên giới của nước ta dài 4600 km giáp với các nước?
A. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia
B. Lào, Thái Lan, Campuchia
C. Trung Quốc, Campuchia, Lào
D. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào.
- Câu 19 : Trên biển, phạm vi của vùng trời được xác định là khoảng không gian bao trùm tới ranh giới bên ngoài của?
A. lãnh hải và không gian các đảo
B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. thềm lục địa.
- Câu 20 : Tác động của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với việc phát triển xã hội của vùng là?
A. ngăn chặn triệt để việc chặt phá rừng, lấn rừng làm nương rẫy.
B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho các đồng bào dân tộc ít người.
C. khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phát triển kinh tế hàng hóa.
D. tăng cường sự kết nối giữa các vùng trên phạm vi cả nước.
- Câu 21 : Khu vực nào sau đây không có hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong năm?
A. chí tuyến Nam.
B. chí tuyến Bắc
C. vòng cực
D. Xích đạo.
- Câu 22 : Đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam là?
A. mùa bão thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
B. mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng 8,9,10.
D. trung bình mỗi năm có 3 - 4 con bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta
- Câu 23 : Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là?
A. Hoa Ki, Ôxtrâylia, châu Âu
B. Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Á.
C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.
D. châu Âu, Ôxtrâylia, Trung Á.
- Câu 24 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta?
A. Diễn ra chậm chạp, còn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới.
B. Diễn ra phức tạp và lâu dài.
C. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
D. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá.
- Câu 25 : Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là?
A. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản
B. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
D. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
- Câu 26 : Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ kết hợp.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số đô thị ở Đông Nam Bộ năm 2007 sắp xếp theo thứ tự giảm dần là?
A. TP. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B. TP. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
D. TP. HCM, , Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
- Câu 28 : Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là?
A. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
B. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
D. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)