Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2019 - Trường T...
- Câu 1 : Ở nước ta "loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?
A. Cuối thời Ngô
B. Cuối thời Đinh
C. Đầu thời Ngô
D. Đầu thời Đinh
- Câu 2 : Người kế tục Lý Nam Đế lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược vào năm 545 là ai?
A. Lý Tự Tiên
B. Lý Phật Tử
C. Lý Thiên Bảo
D. Triệu Quang Phục
- Câu 3 : Quân đội dưới thời Lý Trần bảo vệ nhà vua và kinh thành được gọi là gì?
A. Cấm quân
B. Ngoại binh
C. Lộ binh
D. Kỵ binh
- Câu 4 : Xếp theo thứ tự thời gian tên anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI:
A. Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền - Lê Hoàn
B. Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Hoàn
C. Ngô Quyền - Lê Hoàn - Trần Hưng Đạo
D. Lê Hoàn - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo
- Câu 5 : Trần Thái Tông viết hai câu thơ:"Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong"A. Mông Cổ (1258)
B. Nhà Minh (1427)
C. Nhà Nguyên (1288)
D. Nhà Tống (1075-1077)
- Câu 6 : Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tranh tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?
A. 1545 - 1592
B. 1627 - 1672
C. 1672 - 692
D. 1592 - 1672
- Câu 7 : Các vua thời Lê - Lý hàng năm thường về các địa phương để làm gì?
A. Làm lễ cày tịch điền.
B. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi.
C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.
D. Làm lễ cày ruộng công điền.
- Câu 8 : Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?
A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao.
B. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện.
C. Con cái lấy theo họ bố.
D. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo.
- Câu 9 : Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:
A. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
B. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ, Nguyễn
C. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn
- Câu 10 : Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào của nhà Lý?
A. Vua Lý Thái Tổ
B. Vua Lý Thái Tông
C. Vua Lý Thánh Tông
D. Vua Lý Nhân Tông
- Câu 11 : Trong thời gian tồn tại nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?
A. Củng cố được chính quyền từ trung ương tới địa phương.
B. Dẹp yên các thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Tất cả các câu trên đều đúng
- Câu 12 : Ai là người lập ra nhà Minh?
A. Chu Nguyên Chương
B. Lý Tự Thành
C. Lưu Bang
D. Lý Uyên
- Câu 13 : Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì? Do ai ban hành?
A. Quốc triều hình luật. Do Lê Thánh Tông ban hành.
B. Hình luật. Do Lý Thánh Tông ban hành.
C. Hoàng triều luật lệ. Do Lý Thánh Tông ban hành.
D. Luật Hồng Đức. Do Lê Thánh Tông ban hành.
- Câu 14 : Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đồng Nai
B. Văn hóa Đông Sơn
C. Văn hóa Sa Huỳnh
D. Văn hóa Oc-Eo
- Câu 15 : "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói trên được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A. Ai Cập
B. Trung Quốc
C. Việt Nam
D. Ấn Độ
- Câu 16 : Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo trong phong trào Tây Sơn?
A. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ
B. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc
C. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ
D. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là 3 anh em Tây Sơn
- Câu 17 : Họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng) vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hóa nhằm mục đích gì?
A. Củng cố thế lực họ Nguyễn ở Nam triều.
B. Thoát li dần sự lệ thuộc vào họ Trịnh.
C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
D. Sẵn sàng chống lại thế lực họ Trịnh.
- Câu 18 : Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người là gì?
A. Bầy người
B. Cộng đồng
C. Thị tộc và bộ lạc
D. Công xã
- Câu 19 : Tôn giáo nào trước đây bị nhà nước Lê Sơ hạn chế thậm chí cấm đoán, đến thế kỷ XVI-XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?
A. Thiên chúa giáo
B. Phật giáo, đạo giáo
C. Ấn độ giáo, hồi giáo
D. Phật giáo, thiên chúa giáo
- Câu 20 : Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc là:
A. Giấy, kĩ thuật in, lụa, thuốc súng
B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng
C. Dệt vải, lụa, la bàn, giấy
D. Kĩ thuật in, la bàn, dệt vải, giấy
- Câu 21 : Tổ chức xã hội từ thấp đến cao của loài người nguyên thủy là:
A. Công xã - bầy đàn - thị tộc - bộ lạc
B. Thị tộc - bầy đàn - bộ lạc - công xã
C. Bầy đàn - bộ lạc - thị tộc - công xã
D. Bầy đàn - thị tộc - bộ lạc - công xã
- Câu 22 : Theo Ăng - ghen, những yếu tố nào giúp chuyển biến hẳn từ vượn sang người?
A. Biết sử dụng kim loại
B. Lao động và ngôn ngữ
C. Lửa và cung tên
D. Biết trồng trọt và chăn nuôi
- Câu 23 : Vị vua đầu tiên thời nhà Trần là ai?
A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh)
B. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
C. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng)
D. Trần Nhân Tông (Trần Khâm)
- Câu 24 : Đặc điểm của người tinh khôn là gì?
A. Là người tối cổ tiến bộ.
B. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
C. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
- Câu 25 : Việc giữ lửa trong tự nhiên và tạo ra lửa là công lao của:
A. Người tinh khôn
B. Người Vượn cổ
C. Người hiện đại
D. Người tối cổ
- Câu 26 : Vì sao ở thế kỉ XVI - XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?
A. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều.
B. Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh - Nguyễn.
C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
D. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
- Câu 27 : Đặc điểm của cuộc "cách mạng đá mới" là gì?
A. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết sử dụng kim loại.
D. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
- Câu 28 : Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là làm gì?
A. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh
B. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - Chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước
C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn
- Câu 29 : Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân xâm lược Xiêm vào năm 1785?
A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn
B. Chiến thắng ở thành Gia Định
C. Chiến thắng ở Rạch Gầm - Xoài Mút
D. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến