Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 32 Tập tính của động v...

  • Câu 1 : Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích

    A. Đồng thời

    B. Liên tiếp nhau

    C. Trước và sau

    D. Rời rạc

  • Câu 2 : Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa

    A. Những cá thể cùng loài

    B. Những cá thể khác loài

    C. Những cá thể cùng lứa trong loài

    D. Con với bố mẹ

  • Câu 3 : Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

    A. Không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi

    B. Lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức

    C. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự

    D. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ

  • Câu 4 : Các thông tin từ các thụ quan gửi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hoá như thế nào? 

    A. Chỉ bằng tần số xung thần kinh.

    B. Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng phấn.

    C. Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn. 

    D. Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn.

  • Câu 5 : Tập tính quen nhờn là:  

    A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.

    B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

    C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì. 

    D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.

  • Câu 6 : In vết là: 

    A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.

    B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.

    C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày sau. 

    D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.

  • Câu 7 : Học ngầm là: 

    A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự.

    B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng.

    C. Những điều học được không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng. 

    D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

  • Câu 8 : Học khôn là: 

    A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.

    B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

    C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. 

    D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.