Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền cấp độ tế bào...
- Câu 1 : Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này ?
A. Quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố có một cặp NST không phân li còn mẹ giảm phân bình thường.
B. Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả bố và mẹ đều có một cặp NST không phân ly.
C. Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một cặp NST không phân ly.
D. Trong quá trình nguyên phần đầu tiên của hợp tử có một cặp NST không phân li.
- Câu 2 : Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm
A. Hai đầu mút NST.
B. Eo thứ cấp
C. Tâm động
D. Điểm khởi sự nhân đôi
- Câu 3 : Xét các loại đột biến sau
A. (1),(2),(3),(6)
B. (2),(3),(4),(5)
C. (1),(2),(5),(6)
D. (1),(2),(3)
- Câu 4 : Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm
A. thay đổi cấu trúc NST
B. thay đổi thành phần prôtêin trong NST.
C. phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN.
D. biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST.
- Câu 5 : Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm
A. ARN và pôlipeptit.
B. ARN và prôtêin loại histon.
C. lipit và pôlisaccarit.
D. ADN và prôtêin loại histon.
- Câu 6 : Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến
A. lặp đoạn NST
B. mất đoạn nhỏ.
C. đảo đoạn NST
D. chuyển đoạn NST
- Câu 7 : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là:
A. 21
B. 7
C. 14
D. 42
- Câu 8 : Một tế bào có kiểu gen AaBbDD khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử?
A. 4
B. 9
C. 8
D. 2
- Câu 9 : Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), có bộ NST có kí hiệu AaBbDdEe. Do đột biến đã làm xuất hiện các thể đột biến sau đây:.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 10 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. đảo đoạn.
B. lặp đoạn và mất đoạn lớn.
C. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn.
D. mất đoạn lớn.
- Câu 11 : Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n=8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây ?
A. AaaBbDd
B. AaBbEe
C. AaBbDEe
D. AaBbDdEe
- Câu 12 : Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
B. Giao tử lệch bội (n-1) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
C. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lưỡng bội (2n)
D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lưỡng bội (2n)
- Câu 13 : Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng lượng gen trên một NST
A. Đảo đoạn
B. chuyển đoạn trên cùng 1 NST
C. Lặp đoạn
D. mất đoạn
- Câu 14 : Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. ADN và Protein
B. tARN và Protein
C. rARN và Protein
D. mARN và Protein
- Câu 15 : Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 có tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết
A. 8 nhóm
B. 2 nhóm
C. 6 nhóm
D. 4 nhóm
- Câu 16 : Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
- Câu 17 : Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường sinh ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ là
A. 30%
B. 10%
C. 25%
D. 50%
- Câu 18 : Một loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết theo lý thuyết số nhiễm sắc thể có trong thể một nhiễm là
A. 7
B. 9
C. 15
D. 17
- Câu 19 : Một tế bào sinh hạt phấn có kiêu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Theo lý thuyết số loại giao tử tối đa thu được là
A. 8
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 20 : Biết rằng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào có kiểu gen AaBb phát sinh tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 6
B. 2
C. 8
D. 4
- Câu 21 : Ở một loài thực vật, cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AABBBDDEE, thể đột biến này thuộc dạng
A. thể bốn
B. Thể tam bội
C. thể ba
D. thể ba kép
- Câu 22 : cơ thể có kiểu gen Dd khi giảm phân tạo giao tử, loại giao tử có tỉ lệ nào sau đây chắc chắn sinh ra do hoán vị gen?
A. 10%.
B. 20%
C. 22%
D. 16%
- Câu 23 : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n, số nhóm gen liên kết của loài này là
A. n
B. 3n
C. 2n
D. 4n
- Câu 24 : Ở chim, trong tế bào của giới đực mang cặp NST giới tính có dạng
A. đồng giao tử
B. dị giao tử.
C. XY.
D. OX
- Câu 25 : Xét các loại đột biến sau.
A. 1,2,5
B. 1,2,4
C. 2,3,4
D. 1,2,6
- Câu 26 : Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau.
A. II, VI
B. II, IV, V, VI
C. I, III
D. I, II, III, V
- Câu 27 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên 1 NST đơn ?
A. Đảo đoạn
B. chuyển đoạn trên 1 NST
C. lặp đoạn
D. mất đoạn
- Câu 28 : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =14. Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này là
A. 13.
B. 15
C. 27
D. 23
- Câu 29 : Cá thể mang kiểu gen tối đa cho bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen ?
A. 2
B. 8
C. 4
D. 1
- Câu 30 : Khi nhận xét về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Vùng đầu mút NST chứa các gen quy định tuổi thọ của tế bào
B. Mỗi NST điển hình đều chứa trình tự nucleotit đặc biệt gọi là tâm động
C. Bộ NST của tế bào luôn tồn tại thành các cặp tương đồng
D. Các loài khác nhau luôn có số lượng NST khác nhau
- Câu 31 : Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 32 : Một tế bào sinh tinh trùng của loài có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY tiến hành giảm phân tạo giao tử. Nếu xảy ra sự phân li không bình thường của cặp NST này ở lần giảm phân 2, các giao tử có thể được hình thành là:
A. XX, YY và O
B. XX, XY và O
C. XY và X
D. XY và O
- Câu 33 : Một NST có trình tự các gen là AB*CDEFG. Sau đột biến, trình tự các gen trên NST này là AB*CFEDG. Đây là dạng đột biến nào?
A. Lặp đoạn NST
B. Mất đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST
D. Đảo đoạn NST.
- Câu 34 : Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBb tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử ?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- Câu 35 : Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính
A. 30 nm.
B. 300 nm
C. 11 nm
D. 700 nm.
- Câu 36 : Ở một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 7 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VII có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
- Câu 37 : Đột biến lệch bội là
A. làm giảm số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng.
B. làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
C. làm thay đổi số lượng NST ở tất cả các cặp tương đồng
D. làm tăng số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng
- Câu 38 : Nhận định nào sau đây về thể tự đa bội là không đúng:
A. Thể tự đa bội thường có khả năng chống chịu tốt hơn , thích ứng rộng
B. Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân
C. Ở thực vật, thể đa bội chẵn duy trì khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
D. Thể tự đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn gấp bội so với dạng lưỡng bội nguyên khởi
- Câu 39 : Khi nói về đột biến lệch bội, phát biếu nào sau đây là đúng?
A. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp NST thuờng.
B. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều không phân ly.
C. Ở cùng một loài tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm
D. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm.
- Câu 40 : Trong cấu tạo siêu hiển vi của NST, khi NST ở trạng thái siêu xoắn (xoắn mức 3) có đường kính
A. 30nm
B. 700nm
C. 300nm
D. 11nm.
- Câu 41 : Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở:
A. Bướm, chim, ếch, nhái
B. Châu chấu, rệp
C. Động vật có vú
D. Bọ nhậy
- Câu 42 : Dạng đột biến cấu trúc NST có thể xác định vị trí của gen trên NST là
A. Đột biến mất đoạn
B. Đột biến chuyển đoạn
C. Đột biến đảo đoạn
D. Đột biến lặp đoạn
- Câu 43 : Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong quá trình phân bào.
C. Phản ánh mức độ tiến hóa của loài sinh vật bằng số lượng NST đơn trong nhân tế bào
D. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động của gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST
- Câu 44 : Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai?
A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội.
B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.
C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.
- Câu 45 : Đột biến đảo đoạn NST có thể dẫn tới bao nhiêu hệ quả sau đây ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 46 : Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D. EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài.
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.
- Câu 47 : Ở sinh vật nhân thực, vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử quy định các tính trạng của cơ thể là:
A. Nhiễm sắc thể
B. ADN
C. Prôtêin
D. ARN
- Câu 48 : Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến?
A. Tứ nhiễm
B. Tam nhiễm
C. Một nhiễm
D. Tam bội.
- Câu 49 : Những đặc điểm nào sau đây của thể song nhị bội?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 50 : Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
- Câu 51 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số loại alen trong nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn trong cùng một nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
- Câu 52 : Đột biến lệch bội
A. làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng.
B. chỉ xảy ra trên NST thường, không xảy ra trên NST giới tính.
C. có thể làm cho một phần cơ thể mang đột biến và hình thành thể khảm.
D. không có ý nghĩa gì đối với quá trình tiến hóa.
- Câu 53 : Vào kì đầu của giảm phân I, nếu xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit thuộc hai nhiễm sắc thể không tương đồng sẽ dẫn tới loại đột biến
A. mất đoạn.
B. chuyển đoạn.
C. đảo đoạn.
D. lặp đoạn.
- Câu 54 : Sự kết hợp giữa các giao tử mang n nhiễm sắc thể với giao tử mang (n – 2) nhiễm sắc thể sẽ cho ra thể đột biến dạng
A. một nhiễm kép.
B. khuyết nhiễm.
C. khuyết nhiễm hoặc thể một kép.
D. một nhiễm.
- Câu 55 : Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là
A. tâm động.
B. eo thứ cấp.
C. hai đầu mút NST.
D. Điểm khởi đầu nhân đôi.
- Câu 56 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể đột biến tam bội ở thực vật ?
A. Trong tế bào sinh dưỡng, một số cặp NST chứa 3 chiếc NST
B. hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường
C. cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh, kích thước lớn hơn so với thể tứ bội.
D. Không có khả năng sinh trưởng, chống chịu các điều kiện bấl lợi của môi trường.
- Câu 57 : Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 58 : Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cá thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 1
- Câu 59 : Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 25
B. 23
C. 24
D. 12
- Câu 60 : Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, một nucleoxom gồm
A. 146 nucleotit và 8 protein histon.
B. 146 cặp nucleotit và 8 protein histon.
C. 8 cặp nucleotit và 146 protein histon.
D. 8 nucleotit và 146 protein histon
- Câu 61 : Khi nói về đột biến đa bội, đặc điểm nào sau đây đúng?
A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.
B. Làm thay đổi hình thái NST.
C. Không gặp ở động vật.
D. Góp phần hình thành nhiều loài thực vật có hoa.
- Câu 62 : Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường
A. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
- Câu 63 : Khi làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào tinh hoàn châu chấu đực. Một học sinh quan sát thấy trong 1 tế bào (tế bào X) có 2 nhóm nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về 2 cực của tế bào. Biết rằng quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Tế bào X tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Số lượng nhiễm sắc thể ở mỗi nhóm trong tế bào X là giống nhau.
C. Tế bào X đang diễn ra kỳ sau giảm phân I.
D. Số chuỗi polinucleotit trong tế bào X là 22.
- Câu 64 : Thể không có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là?
A. 2n +1
B. 2n –1
C. 2n + 2
D. 2n – 2 .
- Câu 65 : Chiều ngang của cromatit là?
A. 30 nm
B. 700 nm
C. 300 nm
D. 11 nm
- Câu 66 : Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AabbDd
B. AABBDD
C. AABbdd
D. aaBbDd
- Câu 67 : Ở một loài động vật trong quá trình giảm phân của cơ thể đực mang kiểu gen AaBbDd có 10% tế bào đã bị rối loạn không phân li của cặp NST mang cặp gen Bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử Abd chiếm tỷ lệ?
A. 11,25%
B. 12,5%
C. 10%
D. 7,5%.
- Câu 68 : Cho một cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn, nếu không có đột biến xảy ra thì kiểu gen của nội nhũ ở thế hệ sau là:
A. AA, Aa, aa.
B. AAA, aaa, Aa, aa.
C. AAA, aaa, AAa, Aaa.
D. AAa, Aaa, AA, aa.
- Câu 69 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sác thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 23
B. 24
C. 26
D. 25
- Câu 70 : Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong thể đa bôi, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2
B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt
C. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n
D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ
- Câu 71 : Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợ nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:
A. 30 nm và 300 nm
B. 11 nm và 300 nm
C. 11 nm và 30 nm
D. 30 nm và 11 nm
- Câu 72 : Một loài có bộ NST là 2n NST ( n cặp tương đồng). Tế bào một cá thể của loài đó trong tế bào có 2n-1 NST. Dạng đột biến NST này là:
A. Đột biến cấu trúc NST
B. Lệch bội
C. Dị đa bội
D. Tự đa bội
- Câu 73 : Cấu trúc của nucleoxom gồm:
A. 4 phân tử ADN được phân tử Histon quấn quanh.
B. Phân tử histon được quấn bởi 146 cặp nucleotit (nu)
C. 8 phân tử Histon được quấn quanh bởi 146 cặp nu tạo thành vòng.
D. Lõi ADN được bọc bởi 8 phân tử protein histon
- Câu 74 : Ở sinh vật nhân thực, vật chất di truyền mang thông tin di truyền ở cấp tế bào là:
A. mARN
B. Nhiễm sắc thể
C. Protein
D. ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen