Đề ôn tập Địa lý nông nghiệp Địa 12 năm 2021 - Trư...
- Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết: Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng:
A. Đông Nam Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
- Câu 3 : Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là gì?
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.
- Câu 4 : Trình độ thâm canh của Đồng bằng sông Hồng ở mức nào?
A. Thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh
B. Khá cao, đầu tư nhiều lao động
C. Tương đối thấp, sử dụng nhiều lao động
D. Cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
- Câu 5 : Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là gì?
A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Câu 6 : Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
- Câu 7 : Điểm khác biệt cơ bản nào về điều kiện tự nhiên khiến Đồng bằng sông Cửu Long vượt trội so với đồng bằng sông Hồng trong vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho cả nước?
A. Trình độ thâm canh
B. Qui mô diện tích
C. Sự phong phú của nguồn nước
D. Đặc điểm khí hậu
- Câu 8 : Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trâu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng nào?
A. Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
- Câu 9 : Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ở nước ta là gì?
A. nâng cao chất lượng các nông sản hàng hoá.
B. tăng cường chuyên môn hoá trong sản xuất.
C. khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
D. thúc đẩy công nghiệp hoá vùng nông thôn.
- Câu 10 : Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện rõ nhất vào đặc điểm nào?
A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
C. việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Câu 11 : Dựa vào Atlat địa lí hãy cho biết cây bông phân bố nhiều ở những tỉnh nào sau đây:
A. Ninh Thuận, Khánh Hoà
B. Đồng Nai, Tây Ninh
C. Kon Tum, Hoà Bình
D. Bình Thuận, Gia Lai
- Câu 12 : Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có điều gì?
A. Đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.
B. Nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt.
C. Nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
D. Nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ.
- Câu 13 : Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là gì?
A. quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.
B. thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên.
D. đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông.
- Câu 14 : Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây cao su dựa trên thuận lợi chủ yếu là gì?
A. có ít thiên tai bão, lụt và không có mùa đông lạnh.
B. địa hình bán bình nguyện, nhiệt độ cao quanh năm.
C. nguồn nước dồi dào, có nhiều giống cây thích hợp.
D. nhiều đất badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo.
- Câu 15 : Điểm giống nhau của điều kiện sinh thái Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là gì?
A. mưa về thu đông.
B. nguồn nước tưới dồi dào, quanh năm.
C. có một mùa đông lạnh.
D. khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
- Câu 16 : Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giống với vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm nào sau đây?
A. Mật độ dân số cao nhất cả nước
B. Có mùa đông lạnh.
C. Mạng lưới đô thị dày đặc
D. Thâm canh lúa nước
- Câu 17 : Kinh tế trang trại ra đời và phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do đâu?
A. chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
B. chính sách Đổi mới của Nhà nước
C. nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng.
D. giao thông vận tải phát triển mạnh.
- Câu 18 : Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta giai đoạn hiện nay là:
A. lực lượng lao động.
B. thị trường.
C. khoa học kĩ thuật.
D. tập quán sản xuất.
- Câu 19 : Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một mục đích là gì?
A. cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.
C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.
D. đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
- Câu 20 : Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là gì?
A. khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Câu 21 : Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là gì?
A. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
B. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
C. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
D. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.
- Câu 22 : Nhân tố quyết định và chi phối sự chuyển biến của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là gì?
A. Khí hậu
B. Điều kiện tự nhiên
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ
D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Câu 23 : Giá trị sản phẩm thủy sản của nước ta hiện nay vẫn còn chưa cao, chủ yếu là do đâu?
A. đánh bắt gần bờ vẫn còn chủ yếu.
B. công nghiệp chế biến còn hạn chế.
C. ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
D. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
- Câu 24 : Đâu là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng?
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Cà Mau.
- Câu 25 : Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh nào?
A. Lâm Đồng.
B. Đồng Nai.
C. Ninh Bình.
D. Thừa Thiên - Huế
- Câu 26 : Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thuỷ sản của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Ngày càng phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Giá trị sản xuất của cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
D. Khai thác thuỷ sản nước ngọt là chủ yếu.
- Câu 27 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Bến Tre và Tiền Giang
B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. An Giang và Đồng Tháp.
D. Cà Mau và Bạc Liêu.
- Câu 28 : Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng nào?
A. Sản xuất.
B. Phòng hộ.
C. Đặc dụng.
D. Khoanh nuôi.
- Câu 29 : Dựa vào Atlat Địa lý, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh nào cao nhất:
A. Bạc Liêu
B. Nghệ An
C. Trà Vinh
D. Khánh Hòa
- Câu 30 : Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ vào yếu tố nào?
A. lao động có kinh nghiệm.
B. dịch vụ thủy sản phát triển.
C. diện tích mặt nước lớn.
D. khí hậu nóng quanh năm.
- Câu 31 : Trong khu vực I hiện nay, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là vì sao?
A. có nguồn lợi thủy sản phong phú với trữ lượng lớn.
B. phương tiện phục vụ thủy sản ngày càng hiện đại.
C. giá trị xuất khẩu cao hơn sản phẩm nông nghiệp.
D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước mở rộng.
- Câu 32 : Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là gì?
A. nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
B. vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
C. nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
D. có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.
- Câu 33 : Năng suất lao động trong ngành thủy sản còn thấp là do đâu?
A. Nguồn lợi thủy sản suy giảm do khai thác quá mức
B. Tàu thuyền ngư cụ chậm đổi mới
C. Ngư dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt
D. Vùng biển có nhiều thiên tai nguy hiểm
- Câu 34 : Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất đối với việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
B. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắt nhỏ.
D. Xây dưng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)