Lịch sử 10 (có đáp án) Lịch sử thế giới cận đại !!
- Câu 1 : Đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan bị cản trở bởi ách thống trị của thực dân
A. Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. Anh
D. Pháp
- Câu 2 : Cách mạng tư sản Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là
A. cuộc nội chiến
B. cuộc cách mạng giải phóng giai cấp
C. cuộc cách mạng tư sản
D. cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
- Câu 3 : Động lực của Cách mạng tư sản Hà Lan là
A. nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị
B. nông dân, công nhân, binh lính
C. thợ thủ công và dân nghèo thành thị
D. nông dân, công nhân và thợ thủ công
- Câu 4 : Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới vừa mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, vừa mang tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là
A. Cách mạng tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng tư sản Đức
D. Cách mạng tư sản Hà Lan
- Câu 5 : Cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi đã mở ra thời kì mới trong lịch sử nhân loại, đó là thời kì
A. lịch sử thế giới cận đại
B. lịch sử thế giới cổ - trung đại
C. lịch sử thế giới hiện đại
D. lịch sử của giai cấp tư sản thế giới
- Câu 6 : Đầu thế kỉ XVII, ở Anh sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp. Đó là một trong các yếu tố tạo nên
A. mầm mong của cách mạng tư sản
B. sự phát triển nông nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa
C. tiên đề của cuộc cách mạng tư sản
D. sự tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp
- Câu 7 : Đầu thế kỉ XVII, ở Anh, vua Sác-lơ I dựa vào quý tộc, Giáo hội, thực hiện nhiều chính sách cản trở sự phát triển của
A. quý tộc mới đang tồn tại lâu đời ở Anh
B. giai cấp tư sản mới được hình thành ở Anh
C. các tầng lớp nhân dân đang khao khát độc lập ở Anh
D. kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự làm giàu của tư sản, quý tộc mới
- Câu 8 : Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là tầng lớp như thế nào?
A. Địa chủ quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa
B. Quý tộc giàu có muốn trở thành tư sản
C. Quý tộc tư sản hoá, có nhiều đặc quyền, đặc lợi
D. Quý tộc có điều kiện phát triển kinh tế, chính trị
- Câu 9 : Đỉnh cao của Cách mạng tư sản Anh gắn với sự kiện
A. năm 1653, nền độc tài được thiết lập do Crôm-oen đứng đầu
B. Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiên được xác lập
C. Sác-lơ I bị xử tử, nền Cộng hoà Anh được thiết lập
D. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội
- Câu 10 : Đến thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan chịu sự thống trị của Vương triều
A. Vương triều Bồ Đào Nha
B. Vương triều Tây Ban Nha
C. Vương triều Áo
D. Vương triều Bỉ
- Câu 11 : Đặc điểm tình hình kinh tế ở Nê-đéc-lan đầu thế kỉ XVI là
A. một trong những vùng kinh tế phong kiến phát triển nhất châu Âu
B. một trong những vùng kinh tế trọng điểm ở châu Âu
C. một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu
D. một vùng kinh tế có nhiều ngành nghề thủ công
- Câu 12 : Nhờ vào đâu vào thế kỉ XVII nước Anh giàu lên nhanh chóng?
A. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương
B. Nhờ sự phát triển của nông nghiệp
C. Nhờ sự phát triển các ngành thủ công nghiệp
D. Nhờ buôn bán các mặt hàng nông sản
- Câu 13 : Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là nổi bật nhất của sự phát triển kinh tế ở Anh?
A. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong công nghiệp
B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp
C. Sự phát triển của ngoại thương ở vùng thuộc địa
D. Sự phát triển của các công trường thủ công
- Câu 14 : Thành phần lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh năm 1640 là
A. tư sản và quý tộc phong kiến
B. quý tộc mới và giai cấp tư sản
C. giai cấp tư sản và nông dân
D. giai cấp công nhân và tư sản
- Câu 15 : Từ năm 1642 đến năm 1648, ở Anh diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội
B. Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội tăng thuế
C. Quốc hội tiến hành chính biến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh
D. Diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc hội và vua Sác-lơ I
- Câu 16 : Khi vua Sác-lơ I bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập ở Anh đã đưa Cách mạng tư sản Anh vào giai đoạn
A. kết thúc thắng lợi của giai cấp tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao
C. nền độc tài được thiết lập ở Anh
D. Crôm-oen qua đời, tổn thất lớn cho giai cấp tư sản Anh
- Câu 17 : Vì sao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Nê-đéc-lan có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thế giới?
A. Cuộc cách mạng đánh bại chủ nghĩa tư bản Tây Ban Nha
B. Cách mạng thắng lợi, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
C. Cách mạng thắng lợi, chủ nghĩa tư bản được thiết lập và phát triển ở Hà Lan
D. Cách mạng đã đánh bại chế độ phong kiến Hà Lan
- Câu 18 : Mâu thuân trong xã hội nước Anh trước khi cách mạng bùng nổ là mâu thuẫn giữa
A. các thế lực quý tộc phong kiến với nông dân
B. tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động
C. quý tộc mới và quý tộc cũ với nông dân và thợ thủ công
D. các thế lực phong kiến và nhân dân lao động Anh
- Câu 19 : Cách mạng tư sản Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản vì
A. chống bọn xâm lược Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
B. cuộc cách mạng chống phong kiến Tây Ban Nha và chống phong kiến Hà Lan
C. động lực của cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân
D. lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản
- Câu 20 : Thắng lợi của Cách mạng tư sản Hà Lan đã mở ra một thời đại mới, đó là thời đại
A. hình thành chế độ tư bản chủ nghĩa trên toàn thế giới
B. suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu và châu Á
C. các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến
D. thắng lợi của cách mạng tư sản ở châu Âu
- Câu 21 : Cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao năm 1649 vì
A. đã xử tử vua Sác-lơ I, nền cộng hòa được thiết lập ở Anh
B. Quốc hội tiến hành chính biến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh
C. nền độc tài được thiết lập ở Anh
D. nền quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh
- Câu 22 : Kết cục của Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
A. Quốc hội tiến hành chính biến
B. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh
C. nền cộng hoà được thiết lập ở Anh
D. Crôm-oen phải tự sát
- Câu 23 : Điểm giống nhau giữa Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh là
A. có sự phối hợp của Giáo hội Ki-tô
B. chịu sự tác động của tôn giáo
C. mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
D. mục tiêu là giải phóng dân tộc
- Câu 24 : Một trong những điểm khác nhau của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh là
A. Cách mạng tư sản Hà Lan đã thiết lập nền cộng hòa
B. Cách mạng tư sản Hà Lan mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
C. Cách mạng tư sản Hà Lan đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền
D. Cách mạng tư sản Hà Lan chưa tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến
- Câu 25 : Hợp chủng quốc Mĩ chính thức thành lập là hệ quả của sự kiện
A. chiến thắng I-ooc-tao năm 1781
B. chiến thắng Xa-ra-tô-ga năm 1777
C. bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
D. Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập năm 1775
- Câu 26 : Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Đó là một trong những điểm tiến bộ của sự kiện nào ở Mĩ?
A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775
B. Tuyên ngôn Độc lập Mĩ năm 1776
C. Hiến pháp năm 1787 ở Mĩ
D. Hoà ước Vécxai 1783 của các nước đế quốc thắng trận
- Câu 27 : Nguyên nhân khách quan nào giúp quân khởi nghĩa Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?
A. Nhờ có sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn
B. Nhờ có sự ủng hộ của nhân dân
C. Nhờ biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích
D. Nhờ cuộc chiến đấu chính nghĩa được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân các nước châu Âu ủng hộ
- Câu 28 : Bản Hiến pháp năm 1787 của Mĩ quy định Tổng thống là
A. tống chỉ huy quân đội
B. tổng tư lệnh tài chính
C. tổng tư lệnh quân đội
D. tổng tư lệnh quốc gia
- Câu 29 : Nước Mĩ là nước cộng hòa liên bang. Điều đó được quy định trong
A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
C. Hiến pháp năm 1787
D. Hoà ước Vécxai năm 1783
- Câu 30 : Theo Hiến pháp năm 1787 của Mĩ, Tổng thống nấm các quyền gì?
A. Hành pháp
B. Lập pháp
C. Tư pháp
D. Nẳm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Câu 31 : Vì sao Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với nước Anh?
A. Do sự phát triển kinh tế của các thuộc địa
B. Do sự xâm nhập chủ nghĩa tư bản Anh vào Bắc Mĩ
C. Do sự cản trở của Bắc Mĩ đối với hàng hoá Anh
D. Tất cả các lí do trên
- Câu 32 : Năm 1773 diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu nhất ở Bắc Mĩ?
A. Nhân dân thuộc địa họp đại hội ở Phi-la-đen-phi-a
B. Nhân dân Bô-xtơn tấn công tàu chở chè Anh
C. Chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và thuộc địa
D. Tất cả các sự kiện trên
- Câu 33 : Tại Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9-1774, các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gì?
A. Rút quân đội khỏi Bắc Mĩ
B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ
C. Bỏ chính sách thuế khoá ở Bắc Mĩ
D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ
- Câu 34 : Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Đó là một trong
A. nguyên nhân bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc của 13 thuộc địa Anh ở Bấc Mĩ
B. diễn biến của cuộc đấu tranh giành độc của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
C. mục đích của cuộc đấu tranh giành độc của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
D. kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Câu 35 : Ngày 4-7-1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ như thế nào?
A. Ngày Quốc khánh nước Mĩ
B. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh
C. Đại hội lục địa lần hai thành công
D. Ngày nước Mĩ giành được độc lập dân tộc
- Câu 36 : Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Chiến thắng Bô-xtơn
B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga
C. Chiến thắng I-oóc-tao
D. Tất cả các chiến thắng trên
- Câu 37 : Với trận đánh quyết định nào ở Bắc Mĩ làm cho toàn bộ quân Anh phải đầu hàng?
A. Trận đánh ở Bô-xtom
B. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga
C. Trận đánh ở I-oóc-tao
D. Trận đánh ở Oa-sinh-ton
- Câu 38 : Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A. Kí kết Hoà ước Vécxai ở Pháp tháng 9-1783
B. Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787
C. Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776
D. Chiến tháng Xa-ra-tô-ga ngày 17-10-1777
- Câu 39 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào văn kiện nào của Mĩ để viết đoạn trích cho bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945?
A. Hiến pháp năm 1787
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
C. Hoà ước Vécxai 1783
D. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775
- Câu 40 : Theo nguyên tắc nhân quyền, Quốc hội Mĩ nắm quyền gì?
A. Hành pháp
B. Lập pháp
C. Tư pháp
D. Nắm cả ba quyền trên
- Câu 41 : - Không xoá bỏ chế độ nô lệ.
A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775 của Mĩ
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mĩ
C. Hiến pháp năm 1787 của Mĩ
D. Hiến pháp năm 1776 của Mĩ
- Câu 42 : Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ là hệ quả của
A. Hòa ước Vécxai (9-1783)
B. Hiến pháp năm 1787
C. khởi nghĩa tháng lớn ở Xa-ra-tô-ga
D. chiến thắng I-oóc-tao
- Câu 43 : Hiến pháp 1787 của Mĩ quy định những người nào được quyền bầu cử?
A. Những người có tài sản, có học vấn
B. Phụ nữ không mang thai
C. Tất cả mọi công dân
D. Những người sống trên đất nước Mĩ
- Câu 44 : Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực sự là một cuộc cách mạng tư sản. Câu nào dưới đây giải thích đúng điều đó?
A. mục tiêu của cuộc cách mạng là giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến với lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa
B. mục tiêu của cách mạng là đấu tranh xóa bỏ nền thống trị của Anh
C. lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới
D. động lực của cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân Mĩ
- Câu 45 : Một trong những nét nổi bật của nền kinh tế nước Pháp trước cách mạng là
A. nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu
B. nước Pháp Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
C. nước Pháp là nước công nghiệp phát triển
D. nước Pháp là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp đứng đầu châu Âu
- Câu 46 : Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Pháp cuối thế kỉ XVIII là
A. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
B. nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ
C. trong nông nghiệp đã ứng dụng máy móc ngày càng nhiều
D. quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng được mở rộng
- Câu 47 : Câu nào dưới đây không phản ánh đúng tình trạng nền nông nghiệp Pháp trước khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ?
A. Công cụ và kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp
B. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp
C. Nạn đói xảy ra thường xuyên
D. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng và phải làm mọi nghĩa vụ phong kiến
- Câu 48 : Người nông dân ở Pháp trước cách mạng bị bóc lột bởi
A. địa chủ phong kiến
B. lãnh chúa phong kiến
C. lãnh chúa phong kiến và Giáo hội
D. địa chủ phong kiến và Giáo hội
- Câu 49 : Cuối thế kỉ XVIII, chế độ nào trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp?
A. Chế độ điền trang, thái ấp
B. Chế độ phong kiến
C. Chế độ quân chủ chuyên chế
D. Chế độ cộng hòa
- Câu 50 : Cuối thế kỉ XVIII, ở Pháp diễn ra mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc về
A. quyền lợi thống trị và địa vị kinh tế ở Pháp
B. quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị ở Pháp
C. địa vị xã hội của mỗi đẳng cấp ở Pháp
D. vai trò lãnh đạo xã hội ở Pháp
- Câu 51 : Trào lưu tư tưởng Triết học Anh sáng ở Pháp đã phê phán sự thối nát của
A. chế độ ba đẳng cấp ở Pháp
B. chế độ phong kiến thối nát ở Pháp
C. chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo ở Pháp
D. chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp
- Câu 52 : Những quan điểm tiến bộ của Triết học Anh sáng ở Pháp đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho
A. cuộc cách mạng xã hội bùng nổ ở Pháp
B. cuộc cách mạng tư sản bùng nổ ở Pháp
C. nước Pháp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
D. chủ nghĩa tư bản ra đời ở Pháp
- Câu 53 : Cuối thế kỉ XVIII, trong lòng chế độ phong kiến Pháp chứa đựng các mâu thuẫn
A. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội
C. mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với đẳng cấp thứ ba
D. mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chế độ quân chủ chuyên chế
- Câu 54 : Vì sao vua Lu-I XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vécxai?
A. Vì sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia
B. Vì các thế lực chống đối nhà vua nổ ra khắp nơi
C. Vì đất nước Pháp đang lâm nguy
D. Vì quần chúng bất bình với nhà vua đã nổi dậy tấn công vào cung đình
- Câu 55 : Điểm giống nhau cơ bản giữa tình hình nước Anh và nước Pháp trước cuộc cách mạng tư sản là
A. xã hội đều phân chia giai cấp và đẳng cấp
B. vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng
C. đều xuất hiện các tầng lớp quý tộc mới
D. đều có sự du nhập các quan hệ sản xuất bên ngoài
- Câu 56 : Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp là
A. ngày 14-7-1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công chiếm ngục Ba-xti
B. ngày 14-7-1789, đưa đại tư sản lên nắm chính quyền
C. ngày 5-5-1789, cung điện Vécxai bị quần chúng đánh chiếm
D. ngày 14-7-1789, quần chúng khởi nghĩa ở Pari
- Câu 57 : Ngục Ba-xti là biểu tượng của chế độ nào ở Pháp?
A. Chế độ phong kiến và Giáo hội
B. Chế độ phong kiến chuyên chế
C. Chế độ cộng hòa
D. Chế độ nhà tù ở Pháp
- Câu 58 : Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” ở Pháp được thông qua trong văn kiện nào?
A. Hiến pháp 1791
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Độc lập
D. Hiến pháp 1793
- Câu 59 : Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản ở Pháp dưới hình thức
A. cộng hòa
B. dân chủ lập hiến
C. quân chủ lập hiến
D. cộng hòa tư sản
- Câu 60 : Vào thời kì nào Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao?
A. Quân chủ lập hiến
B. Phái Gi-rông-đanh cầm quyền
C. Phái Gia-cô-banh cầm quyền
D. Quần chúng hạ ngục Ba-xti
- Câu 61 : Khi Tổ quốc bị lâm nguy, để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm là
A. phải giải quyết vấn đề ruộng đất
B. tập trung lực lượng chống thù trong, giặc ngoài
C. phải giải quyết bánh mì và ruộng đất
D. phải lật đổ ngay phái Gi-rông-đanh
- Câu 62 : Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp duy trì chế độ nào?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế
B. Chế độ quân chủ lập hiến
C. Chế độ cộng hoà
D. Chế độ quân chủ chuyên chế Đin-xen với quân chủ lập hiến
- Câu 63 : Ba đẳng cấp xã hội ở Pháp trước Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là
A. quý tộc, tăng lữ và nông dân
B. quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
C. quý tộc, tư sản và nông dân
D. quý tộc mới, tư sản và đẳng cấp thứ ba
- Câu 64 : Trong ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế?
A. Tăng lữ
B. Quý tộc
C. Đẳng cấp thứ ba
D. Tăng lữ, quý tộc
- Câu 65 : Đẳng cấp thứ ba ở Pháp gồm những giai cấp và tầng lớp
A. tư sản, thợ thủ công và bình dân
B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. tư sản, vô sản, nông dân
D. tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị
- Câu 66 : Đại diện cho trào lưu tư tưởng Triết học Anh sáng là những người nào?
A. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê
B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô
C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê
D. Mông-te-xki-ơ, Xanh-xi-mông, Ru-xô
- Câu 67 : Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm giải quyết là gì?
A. Kiên quyết trừng trị bọn nội phản
B. Ban hành ngay Hiến pháp mới
C. Giải quyết ruộng đất cho nông dân
D. Kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm
- Câu 68 : Hiến pháp năm 1793 của nước Pháp tuyên bố xoá bỏ điều gì?
A. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp
B. Mọi đặc quyền của chế độ phong kiến
C. Chế độ tư hữu
D. Mọi quyền tự do dân chủ
- Câu 69 : Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
A. Lực lượng công nhân
B. Lực lượng nông dân
C. Lực lượng tư sản
D. Lực lượng quần chúng nhân dân
- Câu 70 : Năm 1815, gắn với lịch sử nước Pháp đó là
A. chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi
B. Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất
C. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác làm cuộc đảo chính, nền độc tài quân sự được thiết lập
D. chính quyền thuộc phái tư sản mới giàu lên trong chiến tranh, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu
- Câu 71 : Xóa bỏ hoàn toàn chế độ bất bình đẳng về đẳng cấp. Đó là nội dung được nêu ra trong văn kiện nào của Pháp?
A. Hiến pháp năm 1791
B. Hiến pháp năm 1793
C. Quy định của phái Gia-cô-banh
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
- Câu 72 : Trong Cách mạng tư sản Pháp, phái Gi-rông-đanh đại diện cho thành phần nào?
A. Quần chúng nhân dân lao động
B. Quân chủ lập hiến
C. Tư sản công thương
D. Tư sản công nghiệp
- Câu 73 : Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp, bộ phận quyết định tiến trình phát triển của cách mạng là
A. giai cấp tư sản
B. quần chúng nhân dân
C. nền cộng hòa
D. nền quân chủ lập hiến
- Câu 74 : Đối tượng của cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 ở Pháp là
A. chế độ quân chủ lập hiến
B. chế độ phong kiến chuyên chế
C. phái Gi-rông-đanh
D. Giáo hội và nhà thờ
- Câu 75 : Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kì nào của Cách mạng tư sản năm 1789 của Pháp?
A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền
B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền
C. Thời kì quân chủ lập hiến
D. Thời kì phong kiến chuyên chế
- Câu 76 : Giai cấp tư sản lên nắm quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới sau cuộc cách mạng tư sản nào?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan
B. Cách mạng tư sản Anh
C. Cách mạng tư sản Pháp
D. Cách mạng tư sản Bắc Mĩ
- Câu 77 : Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII phát triển theo đường đi lên, mà đỉnh cao là
A. nền chuyên chính dân chủ Gi-rông-đanh
B. nền cộng hòa lập hiến
C. nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh
D. nền cộng hoà Gi-rông đanh
- Câu 78 : Một trong những điểm tích cực của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp là
A. thừa nhận quyền tự do bình đẳng, quyền được an toàn, quyền chống áp bức,... của nhân dân
B. thừa nhận chế độ tư hữu và nền cộng hòa tư sản
C. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động
D. chống đặc quyền của chế độ phong kiến
- Câu 79 : Từ 2-6-1793 đến 27-7-1794, cách mạng Pháp đã
A. đạt đỉnh cao của cách mạng
B. cách mạng tiếp tục phát triển
C. thoái trào cách mạng
D. cách mạng bùng nổ và phát triển
- Câu 80 : Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?
A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người
B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc
C. Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng
D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh
- Câu 81 : Cách mạng công nghiệp ở Anh đã dẫn đến những thay đổi về kinh tế và xã hội ở nước Anh là
A. làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
B. đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh
C. đến giữa thế kỉ XVII, nước Anh được mệnh danh là "công xưởng của thế giới''
D. Luân Đôn trở thành một trung tâm công nghiệp thế giới
- Câu 82 : Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp là
A. đã đưa nền kinh tế Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh
B. Pa-ri trở thành thành phố văn minh nhất thế giới
C. Pháp trở thành nước công nghiệp hiện đại
D. đời sống nhân dân Pháp phát triển vượt bậc
- Câu 83 : Một trong các ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Đức là
A. làm cho Đức không còn bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc gia
B. Đức trở thành cường quốc công nghiệp
C. đưa giai cấp tư sản Đức lên nắm quyền hành
D. đưa tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục vào thế kỉ XIX
- Câu 84 : Thành tựu chủ yếu của nước Anh những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 thế kỉ XIX là gì?
A. Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ
B. Những phát minh trong ngành công nghiệp dệt
C. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hoá chất
D. Những phát minh trong ngành công nghiệp nặng
- Câu 85 : Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Đó là
A. thành tựu của cách mạng công nghiệp
B. kết quả của cách mạng công nghiệp
C. hệ quả của cách mạng công nghiệp
D. tính chất của cách mạng công nghiệp
- Câu 86 : Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là
A. nông nghiệp và giao thông vận tải
B. nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
C. công nghiệp và thương nghiệp
D. nông nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp nhẹ
- Câu 87 : Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là
A. tư bản, nhân công
B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật
D. tư bản và các thiết bị máy móc
- Câu 88 : Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVII
D. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII
- Câu 89 : Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?
A. Giêm Oát
B. Giêm Ha-gri-vơ
C. Ét-mơn Cát-ri
D. Xli-phen-xơn
- Câu 90 : Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là
A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới''
B. “Nước công nghiệp hiện đại''
C. “ Nước đi tiên phong trong công nghiệp''
D. “Công xưởng của thế giới''
- Câu 91 : Cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu phát triển từ thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỉ XIX
B. Những năm 30 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50 của thế kỉ XIX
D. Những năm 30 của thế kỉ XVIII
- Câu 92 : Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp luyện kim
B. Công nghiệp cơ khí
C. Công nghiệp hoá chất
D. Công nghiệp nhẹ
- Câu 93 : Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào?
A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII
D. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX
- Câu 94 : Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
- Câu 95 : Hai điều kiện cần và đủ để hình thành chủ nghĩa tư bản là gì?
A. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
B. Vốn và đội ngũ công nhân làm thuê
C. Vốn và khoa học kĩ thuật
D. Giai cấp tư sản và vốn
- Câu 96 : Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng làm cho
A. đội ngũ công nhân tăng nhanh
B. giai cấp nông dân tăng nhanh
C. giai cấp tư sản tăng nhanh
D. giai cấp tư sản và công nhân tăng nhanh
- Câu 97 : Yếu tố nào thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ ở Đức chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa?
A. Nông nghiệp và công nghiệp phát triển
B. Thị trường được mở rộng
C. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng
D. Giai cấp tư sản phát triển mạnh
- Câu 98 : Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là
A. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ
B. đất nước vẫn còn bị quý tộc địa chủ thống trị
C. giai cấp tư sản chưa mạnh
D. đất nước bị ngoại xâm đe dọa
- Câu 99 : Trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã đạt được kết quả gì?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước
B. Thống nhất được các bang miền Nam nước Đức
C. Giải phóng được toàn bộ nước Đức
D. Thành lập đế chế cho nước Đức
- Câu 100 : Vì sao việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?
A. Đánh bại quý tộc Phổ
B. Mở đầu cho sự phát triển đất nước
C. Đã hình thành được chủ nghĩa tư bản
D. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức
- Câu 101 : Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ ở miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay
A. các địa chủ và quý tộc mới
B. các trại chủ và nông dân tự do
C. tư sản và quý tộc mới
D. tư sản mại bản
- Câu 102 : Đến giữa thế kỉ XIX, ở miền Nam nước Mĩ phát triển kinh tế đồn điền dựa trên cơ sở nào?
A. Sự bóc lột sức lao động của nô lệ
B. Sự bóc lột công nhân làm thuê
C. Sự bóc lột nông dân
D. Sự bóc lột các tầng lóp nhân dân lao động
- Câu 103 : Kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triên chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp. Đó là đặc điểm kinh tế ở miền nào của nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?
A. Miền Đông và miền Tây
B. Miền Bắc và miền Tây
C. Miền Nam và miền Bắc
D. Miền Nam và miền Tây
- Câu 104 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức?
A. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
B. Thị trường không thống nhất
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
D. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh
- Câu 105 : Đức sử dụng biện pháp gì để thống nhất đất nước?
A. Con đường từ trên xuống
B. Con đường từ dưới lên
C. Nội chiến để thống nhất đất nước
D. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước
- Câu 106 : Năm 1864 diễn ra sự kiện gì ở Đức?
A. Chiến tranh Pháp - Phổ
B. Chiến tranh chống Đan Mạch
C. Chiến tranh chống Áo
D. Liên bang Bắc Đức ra đời
- Câu 107 : Vì sao việc thống nhất nước Đức có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Nó đánh bại chế độ phong kiến ở Đức
B. Nó đánh bại các thế lực ngoại xâm
C. Nó tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức
D. Nó tạo ra sự thống nhất thị trường trong toàn quốc
- Câu 108 : Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a có đặc điểm gì giống với nước Đức?
A. Đều chịu sự thống trị của Áo
B. Đều có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển
C. Tầng lớp quý tộc mới đã nắm chính quyền
D. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
- Câu 109 : Cuộc đấu thống nhất nước I-ta-li-a nhằm vào kẻ thù nào?
A. Đế quốc Áo và Phổ
B. Đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ
C. Các thế lực phong kiến cát cứ ở địa phương
D. Tất cả các kẻ thù trên
- Câu 110 : Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến ở Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì
A. đã mở đường cho sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở các nước này
B. tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ ở các nước này
C. làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị thủ tiêu
D. tạo ra sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới
- Câu 111 : Một trong những hệ quả của việc thống nhất nước Đức, I-ta-li-a là
A. đưa các nước này thoát khỏi ràng buộc của chế độ phong kiến
B. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I-ta-li-a và ở các nước châu Âu
C. tạo ra thị trường thống nhất ở Đức, I-ta-li-a
D. làm nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Câu 112 : Giữa thế kỉ XIX, ở Mĩ diễn ra mâu thuẫn nào ngày càng gay gắt?
A. Mâu thuẫn giữa các trại chủ và nông dân tự do
B. Mâu thuẫn giữa các chủ trại với nô lệ
C. Mâu thuẫn giữa các trại chủ miền Bắc với các chủ nô miền Nam
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
- Câu 113 : Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đạt đến trình độ phát triển cao nhờ vào
A. những phát minh trong các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học
B. trình độ tích tụ tư bản chủ nghĩa của các nước tư bản chủ nghĩa
C. sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới
D. chủ nghĩa tư bản tăng cường đầu tư vốn vào sản xuất
- Câu 114 : Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến vấn đề gì?
A. Hoạt động của các tế bào
B. Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp
C. Biến dị và di truyền
D. Sự tiến hoá và di truyền
- Câu 115 : Tháng 12-1903, đã diễn ra sự kiện tiêu biểu gắn với thành tựu khoa học -kĩ thuật trên thế giới là
A. kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tinh
B. dầu hỏa được khai thác để thắp sáng
C. hai anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên
D. ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong
- Câu 116 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự hình thành các công ti độc quyền của các nước tư bản là gì?
A. Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản
B. Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt
C. Do sử dụng năng lượng mới trong sản xuất công nghiệp
D. Do sự chạy đua về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa
- Câu 117 : Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của các nước đế quốc để phân chia thuộc địa?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa
B. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa
C. Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong việc xuất khẩu hàng hoá đến các nước thuộc địa
D. Do thuộc địa là miếng mồi béo bỡ của các nước đế quốc
- Câu 118 : Sự ra đời của các tổ chức độc quvền đã đánh dấu bước chuyển biến như thế nào trong hệ thống chủ nghĩa tư bản?
A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ sang chủ nghĩa tư bản hiện đại
C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
- Câu 119 : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì?
A. Là sự hình thành các tơ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ
B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân
C. Là đê quốc cho vay nặng lãi, thu lợi nhuận cao
D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ
- Câu 120 : Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải phóng dân tộc?
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc
B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động
D. Mâu thuẫn giữa đế quốc với phong trào công nhân ở các nước thuộc địa
- Câu 121 : Một trong những tác dụng của thành tựu về khoa học - kỹ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. tạo ra bước tiến mới của loài người trong sản xuất
C. đưa năng suất lao động xã hội của loài người ngày càng tăng
D. giúp con người chinh phục được thế giới tự nhiên
- Câu 122 : Một trong các lí do để giải thích vì sao trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là
A. chủ nghĩa đế quốc các nước luôn tranh chấp thuộc địa
B. chủ nghĩa đế quốc luôn bóc lột giai cấp công nhân
C. chủ nghĩa đế quốc luôn gây chiến tranh
D. chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân loại
- Câu 123 : Các tổ chức độc quyền của các ước tư bản thế giới ra đời, đánh dấu
A. bước phát triển của chủ nghĩa tư bản
B. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
C. bước phát triển vượt bậc của chủ nghĩa tư bản
D. sự cạnh tranh quyết liệt của chủ nghĩa tư bản
- Câu 124 : Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Anh vẫn chiếm ưu thế về các lĩnh vực
A. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
B. hải quân, thương mại, ngân hàng và công nghiệp
C. tài chính, xuất khẩu tư bản và cho vay nặng lãi
D. hàng hải, thương mại và ngân hàng
- Câu 125 : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Chủ nghĩa đế quốc công nghiệp
- Câu 126 : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là gì?
A. Là sự hình thành các tơ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ
B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân
C. Là đế quốc cho vay nặng lãi
D. Là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
- Câu 127 : Sau Cách mạng 9-1870, nước Pháp thành lập nền cộng hoà thứ mấy?
A. Nền cộng hoà thứ nhất
B. Nền cộng hoà thứ hai
C. Nền cộng hoà thứ ba
D. Nền cộng hoà thứ tư
- Câu 128 : Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XIX phát triển với tốc độ mau lẹ?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp
- Câu 129 : Ở Đức, tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản nào tạo thành tư bản tài chính?
A. Tư bản công thương nghiệp
B. Tư bản ngân hàng
C. Tư bản ngoại thương
D. Tư bản nông nghiệp
- Câu 130 : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Chủ nghĩa đế quốc phát xít hiếu chiến
- Câu 131 : Nguyên nhân chung có tính chất quyết định làm cho nền kinh tế của Đức, Mĩ phát triển nhanh chóng vào thế kỉ XIX là gì?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Câu 132 : Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đó là đảng nào?
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ
C. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ
D. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ
- Câu 133 : Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh và Pháp chậm phát triển, do
A. việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa của Anh, Pháp
B. Anh và Pháp mất dần thuộc địa và thị trường trên thế giới
C. Anh và Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng
D. Anh và Pháp mất dần khả năng tăng trưởng tư bản
- Câu 134 : Hệ quả của cách mạng công nghiệp trên thế giới thế kỉ XVII-XVIII là
A. giai cấp vô sản ra đời
B. chủ nghĩa tư bản hình thành
C. công nghiệp ngày càng phát triển
D. sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện
- Câu 135 : Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân quốc tế là
A. biểu tình, bãi công kết hợp với đấu tranh chính trị
B. đập phá máy móc, đốt công xưởng
C. đánh chủ xưởng, đánh cai kí
D. đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm
- Câu 136 : Vì sao hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân quốc tế là đập phá máy móc, đốt công xưởng?
A. Do máy móc và xưởng sản xuất làm cho họ khổ sở
B. Họ không dám đánh chủ xưởng
C. Họ tưởng rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ
D. Họ chưa có người lãnh đạo, chưa thấy được nguyên nhân của bóc lột
- Câu 137 : Tiếp theo phong trào đấu tranh đập phá máy móc, đốt công xưởng là phong trào đấu tranh của công nhân bàng hình thức
A. bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn
B. biểu tình chống giai cấp tư sản để đòi các quyền lợi về kinh tế
C. bãi thị, bãi khoá đòi tăng lương, giảm giờ làm
D. vũ trang chống lại giai cấp tư sản để xóa bỏ áp bức, bóc lột
- Câu 138 : Năm 1831 diễn ra sự kiện gì ở Pháp?
A. Thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà
B. Công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm
C. Công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng
D. Phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm
- Câu 139 : Tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Đó là tư tưởng của
A. Sác-lơ Phu-ri-ê
B. Rô-be Ô-oen
C. Xanh-xi-mông
D. Các Mác
- Câu 140 : R.ô-oen chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội bằng cách
A. kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng
B. cải tạo xã hội bàng việc lập ra những đơn vị lao động
C. thực hiện dân chủ và công bằng xã hội
D. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương
- Câu 141 : Một trong các điểm tích cực của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng là
A. mong muốn xây dựng ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa
B. nhận thức được những mặt hạn chế của xã hội tư bản
C. phê phán sâu sắc xã hội phong kiến
D. có ý thức bảo vệ cho quyền lợi cho giai cấp nông dân
- Câu 142 : Một trong những điểm hạn chế của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng là
A. không nhìn thấy được khả năng cách mạng của công - nông
B. chưa vạch ra kế hoạch để xây dựng xã hội mới
C. không phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản
D. không nhìn thấy lực lượng có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp nông dân
- Câu 143 : Giai cấp vô sản thế giới ra đời sớm nhất ở nước Anh vì
A. nước Anh có lực lượng công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất thế giới
B. nước Anh là nơi khởi phát của cách mạng công nghiệp thế giới
C. nước Anh có cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
D. nước Anh có sự ra đời của hệ thống tư bản chủ nghĩa sớm nhất
- Câu 144 : Năm 1831, công nhân dệt Li-ông ở Pháp khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Đòi thiết lập nền cộng hoà
B. Đòi tăng lương, giảm giờ làm
C. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
D. Đòi phụ cấp giá đắt đỏ
- Câu 145 : Ba nhà đại diện lớn cho chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen
B. Xanh-xi-mông, Vôn-te, Ru-xô
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen
D. Mông-te-xki-ơ, Phu-ri-ê và ô-oen
- Câu 146 : Nội dung nào dưới đây được coi là mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Thấy được sức mạnh của quần chúng lao động
B. Thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
C. Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động
D. Vạch ra được lối thoát và giải thích được bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa
- Câu 147 : Ý nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Phê phán xã hội tư bản
B. Dự đoán xã hội tương lai
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản
D. Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
- Câu 148 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Do giai cấp tư sản lúc này đã thống trị trên toàn thế giới
B. Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng gay gắt
C. Do giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập
D. Do chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó
- Câu 149 : Chủ nghĩa Mác ra đời từ cơ sở của
A. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
B. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. mâu thuẫn trong xã hội tư bản
D. chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa đế quốc
- Câu 150 : Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời khi
A. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
B. chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển
C. chủ nghĩa tư bản mới hình thành
D. chủ nghĩa tư bản bộc lộ những mặt hạn chế
- Câu 151 : Là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là kết quả của
A. chủ nghĩa xã hội không tưởng
B. phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột
C. phong trào đấu tranh của công nhân thế kỉ XIX
D. phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản tiến bộ
- Câu 152 : Giai cấp vô sản được giác ngộ lý luận cách mạng, là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột. Đó là nội dung trong
A. tờ báo Sông Ranh
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
C. Tạp chí Biên niên Pháp - Đức
D. Đồng minh những người chính nghĩa
- Câu 153 : Giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản, mà còn là lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng mọi xiềng xích. Đó là nội dung bài viết của Ăng-ghen trong tác phẩm
A. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. Tình cảnh giai cấp công nhân
C. Những người khốn khổ
D. Đồng minh những người chính nghĩa
- Câu 154 : Một trong những cơ sở hình thành tình bạn vĩ đại và cảm động của Các Mác và Ăng-ghen là
A. cùng quê ở Anh và Đức, nơi chủ nghĩa tư bản phản động nhất
B. đều có ý thức về đời sống của công nhân và người lao động
C. cùng chung chí hướng là giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột
D. đều có lí tưởng đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc
- Câu 155 : Các Mác đánh giá vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản thế giới như thế nào?
A. Là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất
B. Là giai cấp đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản
C. Là giai cấp có vai trò và sứ mệnh giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột
D. Là giai cấp đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột
- Câu 156 : Tháng 2 - 1848, một tác phẩm nổi tiếng của Các Mác, Ăng-ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?
A. Đồng minh những người vô sản
B. Đồng minh những người cộng sản
C. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa
- Câu 157 : Năm 1842, diễn ra sự kiện gì gắn với hoạt động của Mác và Ăng-ghen?
A. Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pa-ri
B. Các Mác và Ăng-ghen bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
C. Mác và Ăng-ghen công bố Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
D. Mác và Ăng-ghen trở thành tình bạn vĩ đại và cảm động
- Câu 158 : Ngoài việc nghiên cứu lí luận, C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng
A. một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản
B. một tổ chức cộng sản trong phong trào công nhân quốc tế
C. một chính đảng của giai cấp công nhân quốc tế
D. một tố chức của liên minh công - nông ở các nước
- Câu 159 : Sứ mệnh của giai cấp vô sản thế giới được Mác và Ăng-ghen xác định như thế nào?
A. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa
B. Thành lập chính đảng của mình, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Sử dụng bạo lực để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
D. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi các quyền dân tộc cơ bản
- Câu 160 : Phong trào công nhân quốc tế đã có lí luận cách mạng soi đường khi
A. Chủ nghĩa Mác ra đời
B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời
C. Đồng minh những người chính nghĩa thành lập
D. Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời
- Câu 161 : Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình. Đó là
A. nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
B. cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học
C. nội dung của chủ nghĩa Mác
D. nội dung của Đồng minh những người chính nghĩa
- Câu 162 : Cuộc gặp gỡ giữa C. Mác và Ăng-ghen năm 1844 diễn ra ở
A. Pa-ri (Pháp)
B. Luân Đôn (Anh)
C. Béc-lin (Đức)
D. Vécxai (Pháp)
- Câu 163 : Khi C. Mác làm cộng tác viên rồi Tổng biên tập Báo Sông Ranh, Ăng-ghen đang hoạt động trong
A. Đồng minh những người chính nghĩa
B. Đồng minh những người cộng sản
C. phong trào công nhân Anh
D. tổ chức những người cộng sản
- Câu 164 : Năm 1836, C. Mác và Ăng-ghen cùng làm gì?
A. Mở đầu cho tình bạn và công tác của hai ông
B. Viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa
D. Hoạt động trong phong trào công nhân Anh
- Câu 165 : Ý nào dưới đây không nằm trong nội dung của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản?
A. Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu nổ ra
B. Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp v sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình
C. Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
D. Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường
- Câu 166 : Lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ. Đó là
A. nội dung của Đồng minh những người cộng sản
B. mục đích của Đồng minh những người cộng sản
C. nguyên tắc của Đồng minh những người cộng sản
D. ý nghĩa của Đồng minh những người cộng sản
- Câu 167 : Tuyên ngôn Đảng Cộng sản kết thúc bằng lời kêu gọi
A. “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại''
B. “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại''
C. “Liên minh giai cấp vô sản''
D. “Cách mạng vô sản là một bộ phận của cách mạng thế giới''
- Câu 168 : Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế chịu ảnh hưởng của khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản
B. Khuynh hướng phi vô sản
C. Khuynh hướng tiểu tư sản
D. Khuynh hướng phong kiến
- Câu 169 : Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 29-8-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh)
B. Ngày 20-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Pa-ri (Pháp)
C. Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Luân Đôn (Anh)
D. Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập. Tại Béc-lin (Đức)
- Câu 170 : Quốc tế thứ nhất thành lập năm 1864 nhàm mục đích
A. truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ
B. truyền bá học thuyết của Mác, Ăng-ghen
C. truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng của tư sản
D. truyền bá học thuyết của Mác, Ăng-ghen chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ
- Câu 171 : Vai trò to lớn nhất của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân là gì?
A. Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế
B. Lên án các cuộc chiến tranh thuộc địa
C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển
D. Đòi thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa
- Câu 172 : Khi quân Phổ tiến về Pa-ri, bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” trở thành chính phủ
A. “Chính phủ quốc dân''
B. “Chính phủ phản quốc''
C. “Chính phủ lập quốc''
D. “Chính phủ lâm thời''
- Câu 173 : Khi chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ, nhân dân Pa-ri tổ chức thành đơn vị chiến đấu có tên gọi là
A. Vệ quốc quân
B. Vệ quốc đoàn
C. Dân quân tự vệ chiến đấu
D. Quốc dân quân
- Câu 174 : Ngày 18-3-1871 đi vào lịch sử nước Pháp như thế nào?
A. Lần đầu tiên giai cấp tư sản đánh bại giai cấp vô sản
B. Lần đầu tiên giai cấp tư sản thành lập chính quyền ở Pa-ri
C. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản thành lập chính quyền thông qua bầu cử theo phổ thông đầu phiếu
- Câu 175 : Công xã được thành lập vào thời gian nào? Cơ quan cao nhất là gì?
A. Ngày 26-3-1871. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã
B. Ngày 24-3-1871. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã
C. Ngày 25-3-1871. Cơ quan cao nhất là Chính phủ lâm thời
D. Ngày 26-3-1871. Cơ quan cao nhất là Chính phủ vệ quốc
- Câu 176 : Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế. Đó là
A. nguyên tắc của Quốc tế thứ nhất
B. vai trò của Quốc tế thứ nhất
C. mục đích của Quốc tế thứ nhất
D. ý nghĩa của Quốc tế thứ nhất
- Câu 177 : Một trong những vai trò của Quốc tế thứ nhất là
A. đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác
B. đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội
C. đoàn kết đấu tranh để thực hiện “vô sản hoá''
D. tập hợp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
- Câu 178 : Năm 1876, gắn với sự kiện gì của Quốc tế thứ nhất?
A. Quốc tế thứ nhất thành lập
B. Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán
C. Quốc tế thứ nhất tập hợp được lực lượng công nhân đông đảo
D. Quốc tế thứ nhất thông qua Tuyên ngôn
- Câu 179 : Ngày 2-4-1871, gắn với sự kiện lịch sử nào ở Pháp?
A. Quân Chi-e tiến hành phản công, mở đầu cuộc nội chiến
B. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871 bị thất bại
C. Ngày chủ nhật đẫm máu
D. Ngày thứ năm đen tối
- Câu 180 : Công xã Pa-ri năm 1781 ở Pháp là một cuộc cách mạng
A. vô sản đầu tiên trên thế giới
B. dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới
C. giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới
D. dân chủ tư sản tiêu biểu của thế giới
- Câu 181 : Lực lượng tham gia đấu tranh trong Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871 là
A. đông đảo quần chúng nhân dân lao động ở Pháp
B. chỉ có giai cấp vô sản Pháp
C. giai cấp công nhân và nông dân ở Pháp
D. giai cấp công nhân, nông dân và binh lính ở Pháp
- Câu 182 : Bài học lớn nhất rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp là
A. thiếu vai trò lãnh đạo của chính đảng giai cấp vô sản
B. thiếu tính kiên quyết trong đấu tranh
C. đấu tranh còn lẻ tẻ, rời rạc
D. chưa xác định đúng kẻ thù
- Câu 183 : Phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho người lao động, buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ “Đạo luật đặc biệt” diễn ra ở nước nào?
A. Nước Đức
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Mĩ
- Câu 184 : Nét nổi bật của phong trào công nhân Mĩ hồi cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang
B. Gắn liền những cuộc đình công và bãi công sôi nổi khắp cả nước
C. Gắn liền những cuộc bãi công với bãi thị
D. Gắn liền những cuộc bãi công với tổng bãi công
- Câu 185 : Ngày 1-5-1886 đi vào lịch sử thế giới, đó là ngày gì?
A. Ngày Quốc tế Phụ nữ
B. Ngày Quốc tế Hiến chương
C. Ngày Quốc tế Công nhân
D. Ngày Quốc tế Lao động
- Câu 186 : Đại hội Quốc tế thứ hai được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Ngày 14-8-1889. Ở Béc-lin (Đức)
B. Ngày 14-7-1889. Ở Pa-ri (Pháp)
C. Ngày 14-6-1886. Ở Luân Đôn (Anh)
D. Ngày 14-9-1885. Ở Pa-ri (Pháp)
- Câu 187 : Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian
A. từ năm 1889 đến 1895
B. từ năm 1889 đến 1918
C. từ năm 1889 đến 1914
D. từ năm 1889 đến 1919
- Câu 188 : Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu
C. châu Âu và Bắc Mĩ
D. châu Âu và khu vực Mĩ La tinh
- Câu 189 : Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở
A. các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ
B. châu Âu, Bắc Mĩ và khu vực Mĩ La tinh
C. Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mĩ
D. Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch
- Câu 190 : Cuối thế kỉ XIX, nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập như: Đảng Công nhân xã hội Mĩ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp, nhóm Giải phóng lao động Nga. Tổ chức nào được thành lập sớm nhất?
A. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức
B. Đảng Công nhân xã hội Mĩ
C. Đảng Công nhân Pháp
D. Nhóm Giải phóng lao động Nga
- Câu 191 : Một trong các mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là
A. đòi đảm bảo đời sống cho người lao động
B. đòi tăng lương và đòi quyền dân chủ, đòi giảm giờ làm
C. đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị
D. đòi thi hành Luật Lao động Quốc tế
- Câu 192 : Một trong những nét tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX là
A. đã đi tiên phong trong đấu tranh giai cấp và dân tộc
B. đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
C. bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác, dẫn đến thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước
D. đã đấu tranh kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với chính trị
- Câu 193 : Sự phát triển của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu phải
A. thành lập chính đảng của giai cấp vô sản
B. thành lập mặt trận để đoàn kết phong trào công nhân
C. có chính sách khuyến khích các phong trào đấu tranh
D. thành lập một tổ chức quốc tế mới để đoàn kết công nhân đấu tranh
- Câu 194 : Một trong những quyết nghị của Đại hội Quốc tế thứ hai là
A. phải tiến tới thành lập Quốc tế thứ ba
B. phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng
C. phải ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân nhiều hơn nữa
D. vô sản tất cả các nước đoàn kết lại để chống chủ nghĩa tư bản
- Câu 195 : Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX là
A. đoàn kết phong trào công nhân ở châu Âu và Mĩ, thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước
B. vận động công nhân quốc tế đấu tranh đến cùng
C. đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin vào trong phong trào đấu tranh của công nhân
D. thành lập nhiều Đảng Cộng sản ở các nước Âu - Mĩ
- Câu 196 : Trong quá trình hoạt động, nội bộ Quốc tế thứ hai đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng tư sản
B. Khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa
C. Khuynh hướng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc
D. Khuynh hướng đấu tranh chính trị và khuynh hướng đấu tranh vũ trang
- Câu 197 : Trong nội bộ Quốc tế thứ hai đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về những vấn đề cơ bản như
A. vấn đề chiến tranh, vấn đề hòa bình
B. vấn đề thành lập đảng và không thành lập đảng cho giai cấp công nhân
C. vấn đề thuộc địa, vấn đề chiến tranh
D. vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề đấu tranh dân tộc
- Câu 198 : Một trong những lí do làm cho Quốc tế thứ hai tan rã là
A. ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ trong Quốc tế thứ hai
B. diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng chính trị và khuynh hướng bạo lực
C. do thiếu nhất trí về con đường phát triển trong Quốc tế thứ hai
D. Quốc tế thứ hai đề ra đường lối đấu tranh cách mạng mang tính nhất thời
- Câu 199 : Tháng 12-1905, diễn ra sự kiện gì ở Nga?
A. Phong trào cách mạng 1905-1907 xuống dần và chấm dứt
B. Cuộc tổng bãi công được bắt đầu ở Mát-xcơ-va
C. Phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân
D. 44 vạn công nhân bãi công bằng các cuộc bãi công của 10 năm trước đó cộng lại
- Câu 200 : Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia lửa” nhằm mục đích gì?
A. Tố cáo tội ác của chủ nghĩa tư bản
B. Kêu gọi quần chúng nhân dân đấu tranh
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong phong trào quần chúng
D. Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga
- Câu 201 : Đầu thế kỉ XX, các phái cơ hội trong Quốc tế thứ hai ủng hộ
A. chế độ Nga hoàng
B. chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh
C. chủ nghĩa đế quốc
D. các phần tử phản động
- Câu 202 : Một trong những ý nghĩa của Cách mạng 1905-1907 ở Nga là
A. cách mạng đã đánh bại chế độ Nga hoàng
B. cách mạng đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc
C. cách mạng đã giáng một đòn nặng nề vào chế độ Nga hoàng
D. cách mạng đã chứng minh giai cấp vô sản Nga đảm nhận sứ mệnh lịch sử ở Nga
- Câu 203 : Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê nin để bàn về
A. Cương lĩnh và điều lệ của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
B. Chương trình hành động của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
C. các nghị quyết của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
D. tình hình nước Nga dưới chế độ Nga hoàng
- Câu 204 : Tính chất của cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. là cuộc cách mạng vồ sản đầu tiên ở Nga
B. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản thứ hai ở Nga
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa
D. là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Nga
- Câu 205 : Một trong những nguyên nhân bùng nổ Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. sự thất bại của Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
B. mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nga hoàng
C. nước Nga bước vào giai đoạn đế quốc quá sớm
D. mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
- Câu 206 : Một những những sự kiện thể hiện vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới là
A. thống nhất các nhỏm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp tất cả các dân tộc đoàn kết lại
B. cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga
C. chủ trì Đại hội Quốc tế thứ hai ở Pari năm 1889
D. viết nhiều tác phẩm quan trọng cho Quốc tế thứ hai
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến