Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong t...
- Câu 1 : Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Thành Hà Nội bị thất thủ lần thứ hai (1882)
B. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt
- Câu 2 : Tuy đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, nhưng thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của
A. một số quan lại yêu nước và nhân dân ở Trung Kì
B. một số quan lại yêu nước và nhân dân ở Bắc Kì
C. một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Nam Kì
D. một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân cả nước
- Câu 3 : Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là
A. Phan Thanh Giản
B. Tôn Thất Thuyết
C. Trương Quang Ngọc
D. Tôn Thất Đàm
- Câu 4 : Nội dung nào dưới đây không phản ánh hành động của phái chủ chiến trong triều đình Huế?
A. Trừ khử những người không cùng chính kiến, bổ sung thêm vào lực lượng quân sự
B. Vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp chống lại thực dân Pháp
C. Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên làm vua
D. Bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo
- Câu 5 : Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu
A. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
B. đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
C. khai thác tài nguyên, thị trường và nguồn lao động ở Việt Nam
D. xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân
- Câu 6 : Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam (tháng 7 - 1885) là
A. Hác-măng
B. Pa-tơ-nốt
C. Cuốc-lê
D. Đờ Cuốc-xi
- Câu 7 : Người đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ (tháng 7 - 1885) là
A. Trần Xuân Soạn
B. Tôn Thất Thiệp
C. Tôn Thất Thuyết
D. Trần Văn Định
- Câu 8 : Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã
A. bổ sung thêm lực lượng quân sự để chống lại quân Pháp
B. ra sức xây dựng hệ thống sơn phòng, tích trữ lương thảo, vũ khí
C. cùng vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng Thành chạy đến sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh)
D. đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng Thành, chạy ra sơn phòng ở Tân Sở (Quảng Trị)
- Câu 9 : Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
A. Đồn Mang Cá
B. Căn cứ Ấu Sơn (Hà Tĩnh)
C. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)
D. Kinh thành Huế
- Câu 10 : Thời gian từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của
A. Hàm Nghi và Tôn Thất Thiệp
B. Trần Xuân Soạn và Tôn Thất Thuyết
C. Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Định
D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
- Câu 11 : Từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương bùng nổ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở
A. Trung Kì và Nam Kì
B. Bắc Kì và Nam Kì
C. Bắc Kì và Trung Kì
D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
- Câu 12 : Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh
A. Thanh Hóa và Nghệ An
B. Quảng Ngãi và Bình Định
C. Quảng Bình và Hà Tĩnh
D. Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị
- Câu 13 : Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc do có sự chỉ điểm của
A. Nguyễn Xuân Ôn
B. Trương Quang Ngọc
C. Mai Xuân Thưởng
D. Nguyễn Đức Nhuận
- Câu 14 : Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu?
A. Tuy-ni-di
B. Mê-hi-cô
C. An-giê-ri
D. Nam Phi
- Câu 15 : Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (cuối năm 1888), phong trào Cần vương
A. hoàn toàn chấm dứt do không còn lãnh đạo tối cao
B. hoạt động mang tính cầm chừng và rời rạc
C. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn
D. chỉ còn hoạt động chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Câu 16 : Trong nhũng năm 1888 - 1896, trước những cuộc hành quân càn quét dữ dội của thực dân Pháp, phong trào Cần vương chuyển sang hoạt động ở đâu?
A. Vùng đồng bằng
B. Vùng trung du và miền núi
C. Vùng rừng núi Tây Nguyên
D. Nam Kì lục tỉnh
- Câu 17 : Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do ai chỉ huy?
A. Lê Trung Đình và Nguyễn Tự Tân
B. Trương Đình Hội và Nguyễn Tự Như
C. Tống Duy Tân và Cao Điển
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
- Câu 18 : Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh
A. Hà Tĩnh
B. Thanh Hóa
C. Quảng Trị
D. Nghệ An
- Câu 19 : Cuộc khởi nghĩa nào do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa?
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Yên Thế
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- Câu 20 : Khởi nghĩa Hương Khê đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Tống Duy Tân và Cao Điển
B. Mai Xuân Thưởng và Bùi Điền
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
D. Trương Đình Hội và Nguyễn Tự Như
- Câu 21 : Cuộc khởi nghĩa nào do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Câu 22 : Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh
A. Thanh Hóa
B. Quảng Trị
C. Nghệ An
D. Hà Tĩnh
- Câu 23 : Phong trào Cần vương kết thúc khi
A. cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị đàn áp
B. cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh thất bại
C. cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã
D. cuộc khởi nghĩa Hương Khê chấm dứt
- Câu 24 : Cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần vương là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy
B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh
C. khởi nghĩa Hương Khê
D. khởi nghĩa Ba Đình
- Câu 25 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân vùng châu thổ sông Hồng cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Hương Khê
B. khởi nghĩa Bãi Sậy
C. khởi nghĩa Ba Đình
D. khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- Câu 26 : Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh
A. Thái Bình
B. Nam Định
C. Thanh Hóa
D. Hưng Yên
- Câu 27 : Trong những năm 1883 - 1885, tại Bãi Sậy có phong trào kháng Pháp do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Thiện Thuật
B. Đinh Gia Quế
C. Phan Đình Phùng
D. Cao Thắng
- Câu 28 : Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thuộc về
A. Phan Đình Phùng
B. Đinh Gia Quế
C. Nguyễn Thiện Thuật
D. Cao Thắng
- Câu 29 : Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh
A. Thanh Hóa
B. Hưng Yên
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Trị
- Câu 30 : Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Nguyễn Thiện Thuật
B. Tống Duy Tân
C. Đinh Công Tráng
D. Phan Đình Phùng
- Câu 31 : Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
A. Chiến đấu quyết liệt chống thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Chặn đánh các đoàn xe vận tải và các toán lính hành quân
D. Mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân của địch
- Câu 32 : Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, ai đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình?
A. Đinh Công Tráng
B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Cao Điển
D. Cao Thắng
- Câu 33 : Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh
A. Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa
B. Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
- Câu 34 : Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực làm những việc gì cho nghĩa quân Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
B. Chuẩn bị lực lượng, tích trữ lương thực và vũ khí cho cuộc khởi nghĩa
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp
D. Xây dựng căn cứ quân sự thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình
- Câu 35 : Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê
A. tập trung lực lượng chuẩn bị đánh Pháp
B. xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân
C. bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt
D. do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo
- Câu 36 : Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
D. Khởi nghĩa Ba Đình
- Câu 37 : Người đã cùng các thợ rèn làng Trung Lương và Vân Chàng (Đức Thọ) nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp là
A. Cao Điển
B. Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng
D. Đinh Công Tráng
- Câu 38 : Nghĩa quân Hương Khê được phiên chế thành 15 đơn vị nào dưới đây?
A. Sư đoàn
B. Quân đoàn
C. Lữ đoàn
D. Quân thứ
- Câu 39 : Đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đặt tại đâu?
A. Núi Quạt
B. Đức Thọ
C. Núi Vụ Quang
D. Thanh Chương
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại